người khác gọi mình là Debbie. Sự khác biệt nho nhỏ này lại có { nghĩa hết sức
quan trọng.
Hãy tỏ ra quan tâm đến người khác. Trong môi trường công nghệ cao của email và
fax, chúng ta càng cần phải “giao tiếp” hơn bao giờ hết. Đó là khi bạn thể hiện sự
quan tâm của mình đối với cuộc sống của khác hàng/bạn hàng/bệnh nhân mỗi khi
có cơ hội.
Đào sâu thông tin hơn. Khi bạn đang tham gia một cuộc trò chuyện, đừng rời bước
một cách quá vội vàng. Nếu như khách hàng/bạn hàng/bệnh nhân của bạn nói đến
kz nghỉ của họ, hãy nắm lấy thông tin đó làm cớ để khai thác sâu hơn. Hãy hỏi là
họ đã đi đến đâu, làm gì, điều thú vị nhất ở đó là gì, liệu họ có trở lại đó vào một
dịp khác không. Bạn sẽ làm cho họ cảm thấy yêu thích cuộc sống của họ và vui vẻ
trò chuyện với bạn. Luôn hỏi những câu kế tiếp địa loại như Công việc của anh/em
thế nào? Hay kể từ lần cuối ta gặp nhau, công việc của anh/em có gì mới không?
Cách này sẽ làm cho anh ấy/ cô ấy biết rằng bạn thực sự quan tâm đến những gì
đang xảy ra đối với công việc của họ.
Hãy là người biết lắng nghe. Điều này có nghĩa là việc biết cách giao tiếp bằng mắt
và phản hồi bằng lời nói chứng tỏ bạn đang lắng nghe người khác nói. Phản hòi
bằng lời nói bao gồm các câu như: Hãy cho tôi biết thêm, Điều gì xảy ra trước tiên,
Sau đó là gì, Chắc là phải khó khăn lắm, v.v… Sử dụng những cụm từ này làm cho
người nói cảm thấy mình được lắng nghe một cách tích cực.
Đừng dạy khôn người khác. Khi bạn đề cập tới một vấn đề bạn đang phải đối mặt
với nhân viên hay cộng sự, người khác có đưa ra lời khuyên mà không cần hỏi {
kiến bạn hay không? Bạn đã bao giờ viết một bản tóm tắt kinh nghiệm và ngay sau
khi gửi nó đi, ai đó nói với bạn rằng nó quá dài hoặc quá ngắn hoặc quá rườm rà
hay quá sơ sài chưa? Đột ngột đưa ra những lời khuyên chủ quan sẽ khiến người
khác khó chịu. Thay vì khuyên người khác, bạn hãy bày tỏ sự cảm thông chẳng
hạn như Tôi nghĩ là anh sẽ tìm ra cách để giải quyết vấn đề thôi hoặc Tôi hy vọng
là nhà tuyển dụng sẽ quan tâm tới thông tin anh đưa ra. Lưu { là chỉ đưa ra lời
khuyên khi bạn được yêu cầu làm như thế.
Dưới đây là một trong những ví dụ tôi sử dụng trong bài thuyết trình của mình để
minh họa rõ nhất về nhân tố gây thiện cảm. Tôi muốn tìm một cửa hàng in chất
lượng tốt gần nhà và tôi bước vào một bưu điện bận rộn nhất bang ở gần nhà. Tôi