một tính cách mà anh ta đặt vào trong những nốt đàn. Chính những thứ đó
đã làm nên sự khác biệt giữa một người bình thường và một thiên tài.
Brullof, một họa sỹ bậc thầy người Nga, đã sửa bức họa của một cậu học
sinh. Cậu học sinh hết sức ngạc nhiên trước bức tranh đã được sửa, thốt lên:
“Tại sao thầy mới chỉ có thay đổi vài đường nét mà bức tranh đã trở nên
sống động lạ thường.” Brullof trả lời: “Nghệ thuật bắt đầu từ những thứ nhỏ
bé như thế đấy.” Đó là sự thực đối với diễn thuyết như là đối với hội họa và
âm nhạc của Paderewski.
Điều tương tự xảy ra khi một người diễn thuyết. Có một câu châm ngôn
cổ trong Quốc hội Anh là mọi thứ đều phụ thuộc vào cách mà người nói thể
hiện chứ không phụ thuộc vào bản thân thứ đó. Quintilian đã nói điều từ lâu
xa xưa, cái thời mà nước Anh còn là một thuộc địa xa xôi hẻo lánh của Đế
chế Rome.
Giống như hầu hết các câu châm ngôn, nó cần phải được tính đến cum
grano salis; nhưng diễn đạt tốt sẽ có thể phát triển rộng một vấn đề hết sức
nhỏ bé. Tôi thường tham dự những cuộc thi tại trường đại học và nhận thấy
rằng không phải lúc nào những người diễn thuyết có tài liệu tốt nhất cũng
chiến thắng. Mà thường là những người diễn thuyết có thể trình bày hiệu
quả khiến cho các tài liệu của người đó có tính thuyết phục cao nhất.
Huân tước Morley đã từng có nhận xét hóm hỉnh: “Có ba điều ảnh hưởng
đến kết quả diễn thuyết. Đó là ai nói, anh ta nói như thế nào, và anh ta nói
gì - và trong ba nhân tố đó, nhân tố cuối cùng là kém quan trọng hơn cả.”
Một sự phóng đại chăng? Đúng vậy, nhưng nếu loại bỏ đi những phần nổi,
bạn sẽ tìm thấy sự thật ẩn sâu bên trong nhận xét đó.
Edmund Burke đã viết những bài diễn văn rất logic và mang tính thuyết
phục cao với cấu trúc chặt chẽ đến nỗi mà ngày nay, một nửa số trường đại
học toàn quốc coi các bài viết của ông như là những bài diễn văn mẫu;
nhưng Burke, với tư cách là một nhà diễn thuyết, thì lại không hề thành
công. Ông ta không có khả năng diễn đạt những ngôn từ tuyệt vời của mình,
làm cho chúng trở nên lôi cuốn người nghe; do đó ông ta bị gọi là “cái