căng tự nhiên. Thậm chí trước khi chúng ta phát biểu, người nghe đã đánh
giá chúng ta. Do vậy, hoàn toàn có lý do chính đáng để chúng ta nên chắc
chắn rằng thái độ của chúng ta sẽ mang đến sự chào đón thân tình từ người
nghe.”
Hãy tập hợp tất cả thính giả của bạn vào một chỗ
Với tư cách là một nhà diễn thuyết công chúng, tôi thường giảng giải một
chủ đề cho một nhóm nhỏ ngồi rải rác khắp hội trường lớn vào buổi trưa, và
cho một nhóm khán giả lớn cũng trong hội trường đó vào buổi tối. Nhóm
khán giả buổi tối cười một cách sảng khoái trước những điều mà các vị
khán giả buổi trưa chỉ cười mỉm; nhóm khán giả buổi tối vỗ tay tán thưởng
nhiệt liệt trước những chỗ mà nhóm buổi trưa chả hề có phản ứng gì. Tại
sao vậy?
Một lý do là những bà có tuổi và cháu thiếu nhi thường đến vào buổi trưa
và tôi ít trông đợi những vị khán giả này sẽ biểu lộ thái độ mạnh mẽ như là
nhóm người buổi tối; nhưng đấy chỉ là một phần lời giải thích trọn vẹn.
Sự thực là không một thính giả nào sẽ dễ dàng biểu lộ cảm xúc khi họ
ngồi rải rác. Chẳng có thứ gì mà triệt tiêu sự hào hứng như là khoảng không
rộng lớn và những cái ghế trống trải giữa người nghe.
Henry Ward Beecher đã giảng tại trường đại học Yale về Đạo:
Người ta thường nói, “Bạn không nghĩ là nhiều người nghe sẽ truyền cảm
hứng cho người giảng mạnh hơn so với ít người hay sao?” Câu trả lời của
tôi là không. Tôi có thể giảng tốt trước mười hai người cũng như trước hàng
nghìn người nhưng với điều kiện mười hai người này phải ngồi gần nhau và
xung quanh tôi để họ có thể giao tiếp với nhau. Và nếu cho dù là một nghìn
người nhưng mỗi người ngồi cách nhau hơn một mét thì cũng giống như
đang giảng trong một phòng trống không... Hãy tập hợp những người nghe
của bạn lại và bạn gây hứng thú cho họ với chỉ một nửa nỗ lực.
Một người trong số lượng khán giả lớn có xu hướng mất đi tính cá nhân
của mình. Anh ta hòa nhập vào đám đông và dễ bị thuyết phục hơn nhiều so
với khi anh ta nghe một mình. Anh ta sẽ cười và vỗ tay trước những điều