con cò ma”, “Cứng như đá”...
Lincoln khi còn là tổng thống Mỹ thường phải nghe, đọc nhiều báo cáo
dài dòng, phức tạp. Ông đã phê bình những bản báo cáo đó bằng những
cụm từ rất gợi hình khiến người nghe không thể quên: “Khi tôi bảo một
người đi mua ngựa thì tôi chỉ cần biết con ngựa ấy có tốt không chứ tôi
không muốn biết con ngựa ấy có bao nhiêu sợi lông ở đuôi”.
Tạo sự cuốn hút người nghe
Việc dùng các câu đối lập nhau về ý nghĩa cũng như cách diễn đạt luôn
thu hút người nghe. Bên cạnh đó, còn có cách khác để người nghe luôn lắng
nghe bạn nói. Hãy theo dõi ví dụ nêu ra dưới đây:
Gần đây, một người học cùng khoá học với tôi tại Baltimore đã cảnh báo
với các khán giả rằng nếu tiếp tục đánh bất cá ở kênh Chesapeake bằng
phương pháp hiện nay thì chẳng mấy chốc các giống cá đá ở đây sẽ tuyệt
chủng. Vài năm sau, quả đúng như những gì ông đã từng nói, giống cá đá
gần như tuyệt chủng. Hồi đó, tôi còn chưa biết đến loại cá này, nhưng hầu
như chúng tôi ai ai cũng đồng ý với quan điểm không đánh bắt cá bằng
phương pháp hiện nay. Một lần tôi đã có dịp gặp và hỏi ông Richard
Washburn Child, sau đó là đại sứ của Italy tại Mỹ về nguyên nhân thành
công của bài ông trình bày năm đó. Ông trả lời tôi: “Tôi rất quan tâm tới
cuộc sống mà tôi không thể giữ được. Tôi phải nói cho mọi người biết điều
đó”. Chính lòng nhiệt tình đó đã truyền vào trong bài nói của ông năm nào.
Hãy nhớ rằng, nếu bạn muốn người nghe chú ý nghe và nhớ bài trình bày
của bạn, thì trước tiên chính bạn cũng phải chuẩn bị kỹ và thích bài nói đó
của mình.
TỔNG KẾT
1. Con người nói chung rất thích thú và quan tâm đến những chi tiết cực
kỳ đơn giản, bình thường trong cuộc sống.
2. Mối quan tâm chính của con người là bản thân mình.