3. Một người có khả năng diễn thuyết chính là người tạo cho mọi người
nói về bản thân họ, về những mối quan tâm, sở thích của họ và lắng nghe
một cách chăm chú cho dù diễn giả này chỉ nói rất ít mà dành để người
nghe tự kể về những điều họ biết.
4. Những câu chuyện tầm phào về mọi người luôn thu hút sự chú ý của
nhiều người. Người trình bày chỉ cần gợi ra một số ý chính trong bài trình
bày của mình rồi dùng những ví dụ cụ thể để minh hoạ.
5. Hãy trình bày cụ thể và rõ ràng, dễ hiểu. Không nên giống như những
diễn giả đã từng dùng cụm từ “nghèo nhưng thật thà” để trình bày mà
không có ví dụ minh hoạ cụ thể. Cũng không nên chỉ nói câu “Martin
Luther là cậu bé hiếu động và nghịch ngợm” mà không nêu cụ thể cậu
nghịch như thế nào, cậu hiếu động ra sao... Hãy cố làm cho bài nói của
mình càng đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
6. Khi miêu tả hãy dùng những từ, cụm từ gợi hình ảnh, âm thanh. Câu
chuyện hay vấn đề bạn cần trình bày chắc chắn sẽ như một bức tranh đang
hiện ra trước mắt người nghe.
7. Hãy nhiệt tình truyền sự quan tâm đến bài nói của mình cho người
nghe và chắc chắn người nghe cũng sẽ thích thú lắng nghe bài nói của bạn.