NGHỆ THUẬT TINH TẾ CỦA VIỆC ĐẾCH THÈM QUAN TÂM - Trang 122

Phản Ứng Trước Bi Kịch

Nhưng thế còn những sự kiện thực sự tồi tệ thì sao? Rất nhiều người
có thể chấp nhận việc lãnh trách nhiệm trước những vấn đề liên quan
tới công việc và việc xem quá nhiều TV trong khi lẽ ra họ nên dành
thời gian để chơi với con cái. Nhưng khi những bi kịch khủng khiếp
xảy ra, họ giật cái phanh khẩn cấp trên chuyến tàu trách nhiệm và
nhảy ngay xuống khi tàu dừng lại. Có những điều là quá đỗi đau khổ
để thừa nhận.

Nhưng hãy nghĩ về điều này: tính dữ dội của sự việc không hề

làm thay đổi sự thật ẩn sâu bên trong nó. Nếu như bạn bị cướp, giả sử
là vậy, hiển nhiên đó đâu phải là lỗi của bạn. Chẳng có ai lại tình
nguyện trải qua điều này cả. Nhưng cũng giống như đứa trẻ bị bỏ lại
nơi bậc thềm nhà bạn vậy, bạn ngay lập tức bị đẩy vào việc chịu trách
nhiệm cho một tình huống sống còn. Bạn có chống lại kẻ cướp không?
Bạn có hoảng loạn không? Bạn có đứng im không? Bạn có báo cảnh
sát không? Bạn có cố quên đi sự việc ấy và vờ như nó chưa từng xảy
ra hay không? Tất cả những điều này đều là những lựa chọn và phản
ứng mà bạn có trách nhiệm thực hiện hoặc chối bỏ. Bạn không lựa
chọn việc bị cướp bóc, nhưng trách nhiệm của bạn trong việc kiểm
soát những cảm xúc và hậu quả về mặt tinh thần (và cả pháp luật) đối
với sự việc thì vẫn còn đó.

Vào năm 2008, Taliban đã giành quyền kiểm soát Thung lũng

Swat, một vùng đất hẻo lánh nằm ở phía đông bắc của Pakistan. Họ
nhanh chóng thực thi chính sách Hồi giáo hà khắc của mình ở đó.
Không TV. Không phim ảnh. Phụ nữ không được phép ra khỏi nhà
mà không có đàn ông đi cùng. Các trẻ em gái không được đến trường.

Vào năm 2009, một bé gái mười một tuổi người Pakistan tên

Malala Yousafzai

[46]

bắt đầu lên tiếng về vấn nạn cấm trẻ em gái đi

học. Cô bé vẫn tiếp tục đi học ở trường học địa phương, mạo hiểm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.