NGHỆ THUẬT TINH TẾ CỦA VIỆC ĐẾCH THÈM QUAN TÂM - Trang 311

Ngày 9/10/2012, hai tay súng đã chặn xe buýt chở Malala từ

trường về nhà gần một trạm kiểm soát quân sự và xả súng bắn vào
đầu và cổ của em. Trong những ngày sau cuộc tấn công, cô bé bất tỉnh
và lâm vào tình trạng nguy kịch, và đến ngày 15/10 em đã được
chuyển sang Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth ở Birmingham, Vương
quốc Liên hiệp Anh để tiếp tục điều trị. Một nhóm 50 giáo sĩ Hồi giáo
ở Pakistan đã ban hành một tuyên thệ sẽ chống lại những kẻ cố gắng
giết chết cô bé. Tuy nhiên Taliban vẫn giữ ý đồ giết Yousafzai và cha
của em, Ziauddin Yousafzai.

Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown đã phát động một đợt thỉnh

nguyện Liên hiệp quốc nhân danh Yousafzai, sử dụng thông điệp “I
am Malala” (tạm dịch:tôi là Malala) là đề xuất rằng cho đến cuối năm
2015 thì tất cả trẻ em trên toàn thế giới phải được đi học. Brown nói
rằng ông sẽ gửi đơn thỉnh nguyện cho tổng thống Pakistan Asif Ali
Zardari vào tháng 11.

Vụ ám sát đã biến cô bé trở thành biểu tượng toàn cầu. Cả đất

nước Pakistan phẫn nộ, ngày 12/10/2012, người dân cả nước Pakistan
đã cầu nguyện cho Malala. Làn sóng cầu nguyện cũng lan sang
Afghanistan và các nước Hồi giáo khác. Chính phủ Hoa Kỳ, Tổng thư
ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, UNICEF, Quỹ Phụ nữ toàn cầu…
đều lên án hành vi tàn bạo của Taliban. Trên các mạng xã hội như
Twi er, Facebook và các trang mạng khác, Malala được cư dân mạng
cả thế giới tôn vinh là một anh hùng. Nhiều người khẳng định cô
xứng đáng với giải Nobel hòa bình 2012 hơn nhiều so với Liên minh
châu Âu (EU).

Ngày 10 tháng 10 năm 2014, Yousafzai đã được công bố là người

đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2014, trở thành người đoạt giải Nobel
trẻ nhất, cùng với Kailash Satyarthi người Ấn Độ. Cô trở thành người
Pakistan thứ hai đoạt giải Nobel, sau Abdus Salam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.