NGHỆ THUẬT TƯ DUY RÀNH MẠCH - Trang 123

37

VÌ SAO BẠN KHÔNG NÊN TIN VÀO LŨ CÒ
Tư duy nhân quả sai lệch

Đ

ối với những cư dân của Hebrides, một chuỗi đảo phía Bắc Scotland,

chấy là một phần của cuộc sống.

Nếu bọn chấy rời bỏ một người, anh ta sẽ bị ốm và lên cơn sốt. Do đó, để

xua đuổi cơn sốt, người ốm sẽ cố tình nhờ người ta bỏ chấy lên đầu mình.
Đó là phương pháp độc đáo của họ: ngay khi lũ chấy đổ bộ lên đầu, người
bệnh sẽ cảm thấy khỏe ra.

Ở một thành phố nọ, một nghiên cứu chỉ ra rằng với mỗi vụ cháy, càng có

nhiều lính cứu hỏa được gọi tới để dập lửa, thì thiệt hại của vụ cháy càng
lớn. Ông thị trưởng bèn cho ngừng ngay việc tuyển dụng và cắt giảm ngân
sách dành cho cứu hỏa.

Hai câu chuyện này đều do hai giáo sư vật lý người Đức là Hans Peter

Beck-Bomholdt và Hans-Hermann Dubben kể lại. Trong cuốn sách của họ
(rất tiếc là không có phiên bản tiếng Anh), các tác giả minh họa sự mông
lung của quan hệ nhân-quả. Nếu như lũ chấy rời khỏi người ốm, thì đó là vì
anh ta bị sốt và chúng bị nóng chân. Khi cơn sốt qua đi, chúng trở lại. Còn
đám cháy mà càng lớn, thì càng có nhiều cứu hỏa được huy động - nhưng tất
nhiên, không có chuyện ngược lại.

Chúng ta có thể cười mỉa trước những câu chuyện trên, nhưng tư duy

nhân quả sai lệch vẫn cứ đánh lạc hướng chúng ta hầu như mỗi ngày. Hãy
xem xét tít báo này: “Động lực của người lao động dẫn đến lợi nhuận doanh
nghiệp cao hơn.” Có thật là vậy? Có lẽ người ta chỉ có nhiều động lực hơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.