38
TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI HẤP DẪN THĂNG TIẾN NHANH HƠN
Hiệu ứng hào quang
C
isco, công ty thuộc Thung lũng Silicon, từng là con cưng của nền kinh tế
mới. Các nhà báo kinh tế ca tụng thành công của hãng trên mọi phương
diện: dịch vụ khách hàng tuyệt vời, chiến lược hoàn hảo, các cuộc thâu tóm
khôn khéo, văn hóa doanh nghiệp độc đáo, và vị CEO lịch lãm. Vào tháng
Ba năm 2000, đây là công ty có giá trị nhất trên thế giới.
Khi cổ phiếu của Cisco tụt dốc 80% vào năm sau đó, các nhà báo liền đổi
giọng. Bỗng nhiên những lợi thế cạnh tranh của công ty lại chuyển thành các
nhược điểm tai hại: dịch vụ khách hàng tồi tệ, chiến lược mập mờ, các cuộc
thâu tóm vụng về, văn hóa doanh nghiệp què quặt, và một vị CEO tẻ ngắt.
Người ta dìm nó đến như vậy - nhưng từ chiến lược đến CEO đều không hề
thay đổi. Điều thực sự thay đổi, trong cơn bùng nổ của mạng Internet, chính
là nhu cầu đối với sản phẩm của Cisco - vốn không phải là lỗi của công ty
này.
Hiệu ứng hào quang xảy ra khi một khía cạnh duy nhất làm ta lóa mắt và
ảnh hưởng đến cách ta nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Trong trường hợp của
Cisco, ánh hào quang của nó đã tỏa sáng chói lóa. Cánh phóng viên bị
choáng ngợp bởi mức giá cổ phiếu của hãng và tự suy ra rằng toàn bộ doanh
nghiệp làm việc hoàn hảo - mà không điều tra sâu thêm.
Hiệu ứng hào quang luôn tác động theo đúng một cách: chúng ta nhìn vào
chi tiết hoặc thực tế đáng chú ý hay dễ nhận biết, chẳng hạn như tình hình tài
chính của một công ty, và ngoại suy các kết luận vốn không dễ để xác định,
chẳng hạn như trình độ quản lý hoặc tính khả thi trong chiến lược của công