31
LÀM THẾ NÀO CƯỚP TRẮNG HÀNG TRIỆU ĐÔ
Phép quy nạp
M
ột người nông dân cho ngỗng ăn. Ban đầu, con vật ngập ngừng ngại
ngùng, tự hỏi: “Chuyện gì đang xảy ra vậy? Vì sao ông ta lại cho mình ăn?”
Điều này tiếp diễn một vài tuần lễ nữa cho đến khi con ngỗng cũng thôi đặt
câu hỏi. Sau một vài tháng, con ngỗng chắc chắn: “Người nông dân làm thế
vì ông ấy thương mình.” Từng bữa ăn mỗi ngày chỉ khẳng định thêm điều
đó. Tin tưởng hoàn toàn vào lòng tốt của người đàn ông này, con ngỗng kinh
ngạc khi ông ta lôi nó ra khỏi chuồng vào Giáng sinh - và giết thịt nó. Con
ngỗng Giáng sinh đã rơi vào bẫy tư duy quy nạp - xu hướng kết luận chắc
nịch từ những quan sát riêng lẻ. Triết gia David Hume từng sử dụng câu
chuyện này vào thế kỷ XVIII để cảnh báo cái bẫy đó. Tuy nhiên, không chỉ
có những con ngỗng mới bị mắc bẫy.
Một nhà đầu tư mua cổ phiếu tại công ty X. Giá cổ phiếu tăng vọt, và ban
đầu ông ta tỏ ra cẩn trọng. “Có lẽ chỉ là bong bóng thôi,” ông ta nghi ngại.
Khi cổ phiếu tiếp tục tăng giá, ngay cả sau nhiều tháng, sự lo ngại của ông
biến thành niềm phấn khích: “Cổ phiếu này có thể sẽ không bao giờ xuống
giá,” nhất là khi mỗi ngày đều cho thấy điều đó. Sau nửa năm, ông ta bị mờ
mắt trước mọi rủi ro liên quan và đầu tư toàn bộ khoản tiền tiết kiệm của
mình vào đó. Sau đó, người đàn ông này phải trả giá cho khoản đầu tư ngốc
nghếch của mình. Ông mắc câu, đưa chân và chết chìm vì cái bẫy quy nạp.
Tuy thế, tư duy quy nạp không hẳn luôn dẫn đến thảm họa. Thực tế, bạn
có thể kiếm được cả gia tài nhờ nó bằng cách gửi đi một vài cái email. Đây
là cách thực hiện: hãy tập hợp hai dự báo về thị trường chứng khoán - một