NGHỆ THUẬT TƯ DUY RÀNH MẠCH - Trang 108

32

VÌ SAO CÁI XẤU LẠI ĐÁNG CHÚ Ý HƠN CÁI TỐT
Ác cảm với sự mất mát

T

heo xếp hạng từ 1 đến 10, bạn cảm thấy như thế nào vào hôm nay? Giờ

hãy xét xem điều gì sẽ đưa bạn đến trạng thái 10 điểm tròn. Chuyến du lịch
đến Ca-ri-bê mà bạn luôn mơ mộng? Một nấc thang thăng tiến trong sự
nghiệp? Câu hỏi tiếp theo: điều gì sẽ khiến bạn hạ xuống từng đó điểm?
Chứng liệt, bệnh Alzheimer, bệnh ung thư, trầm cảm, chiến tranh, đói, tra
tấn, khuynh gia bại sản, thanh danh bị hủy hoại, mất đi người bạn thân nhất,
con cái bị bắt cóc, mù lòa, chết? Danh sách dài các khả năng khiến chúng ta
nhận ra có biết bao nhiêu rào cản trên con đường đến với hạnh phúc; nói
ngắn gọn, có nhiều điều xấu hơn điều tốt - và chúng trầm trọng hơn rất
nhiều.

Trong quá khứ tiến hóa của chúng ta, điều đó càng đúng. Chỉ cần phạm

một sai lầm ngu ngốc là bạn phải trả giá bằng mạng sống của mình. Mọi thứ
đều có thể nhanh chóng tiễn bạn xuống suối vàng - bất cẩn lúc săn bắn, viêm
gân, bị đuổi khỏi nhóm, vân vân. Những người liều lĩnh hoặc quá hăng hái
chết trước khi họ có thể truyền lại gen của mình cho đời sau. Những người
còn lại, cẩn trọng hơn, thì sống sót. Chúng ta là hậu duệ của họ.

Vì thế, không lạ gì khi chúng ta sợ mất mát hơn là trân trọng cái giành

được. Đánh mất 100 đô la khiến bạn mất đi niềm hạnh phúc lớn hơn so với
nỗi sung sướng bạn sẽ cảm thấy nếu tôi cho bạn 100 đô la. Thực tế, có một
điều đã được chứng minh đó là, xét về cảm xúc, thứ mất đi có “sức nặng”
gấp đôi so với thứ nhận được tương đương. Các nhà khoa học xã hội gọi đây
là ác cảm mất mát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.