42
VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI LÀ BẠN NÓI GÌ, MÀ LÀ CÁCH BẠN NÓI
Đóng khung ý nghĩa
H
ãy xem xét hai tuyên bố sau:
“Này, thùng rác đầy rồi!”
“Sẽ rất tuyệt nếu như anh có thể đi đổ thùng rác, anh yêu.”
C’est le ton qui fait la musique - vấn đề không phải bạn nói gì mà là cách
bạn nói. Nếu một thông điệp được truyền đạt bằng những cách khác nhau,
nó cũng sẽ được tiếp nhận theo những cách khác nhau. Trong ngôn ngữ
chuyên ngành của các nhà tâm lý học, thủ thuật này được gọi là xuyên tạc.
Chúng ta phản ứng khác nhau trước các tình huống giống nhau, tùy thuộc
vào cách chúng được trình bày. Thập niên 1980, Kahneman và Tversky tiến
hành một cuộc khảo sát, trong đó họ đưa ra hai phương án để kiểm soát dịch
bệnh. Họ nói với người tham gia rằng mạng sống của sáu trăm con người
đang bị đe dọa. “Phương án A, cứu sống hai trăm mạng người. Phương án
B, cơ hội để tất cả sáu trăm người sẽ sống sót là 33% còn không có ai sống
sót là 66%.” Mặc dù cả phương án A và B là tương đương (với hai trăm
người dự kiến sống sót), phần đông người trả lời chọn A - hãy nhớ lại câu
ngạn ngữ: một con chim trong tay đáng giá hơn hai con trong bụi cây. Cuộc
thí nghiệm trở nên thú vị khi các phương án đó được diễn đạt lại. “Phương
án A để cho bốn trăm người chết. Phương án B, khả năng không ai chết là
33% và 66% là tất cả sáu trăm người sẽ chết.” Lần này, chỉ một phần nhỏ
trong số người trả lời chọn A còn phần đông lại chọn B. Các nhà nghiên cứu
nhận thấy hầu hết những người tham gia đều thay đổi hoàn toàn. Tùy thuộc