5
VÌ SAO BẠN NÊN QUÊN ĐI QUÁ KHỨ
Ngụy biện chi phí đã mất
B
ộ phim thật kinh khủng. Sau một tiếng, tôi liền thì thầm với vợ: “Thôi
nào, ta về nhà thôi.” Nàng trả lời: “Không được. Chúng ta không thể phí
phạm 30 đô la.” “Không có lý do gì để ở lại cả,” tôi phản đối. “Tiền thì đã
mất rồi. Ngụy biện chi phí đã mất đang phát tác đấy - đây là một sai lầm về
tư duy!” Nàng cau mày nhìn tôi với ánh mắt hình viên đạn. Thôi được, đôi
khi tôi hơi quá trớn trong chuyện này, mà bản thân nó cũng là một lỗi gọi là
bệnh nghề nghiệp (xem chương 92). Tôi tìm cách làm rõ tình huống này
trong tuyệt vọng. “Cho dù có ở lại hoặc bỏ đi thì ta cũng đã tiêu mất 30 đô la
rồi, vì thế yếu tố này không có vai trò gì trong quyết định của chúng mình
hết.” Khỏi phải nói, tôi vẫn phải chịu thua và ngồi im tại ghế của mình.
Ngày hôm sau, tôi tham dự một cuộc họp về quảng bá sản phẩm của công
ty. Chiến dịch quảng cáo của chúng tôi đã diễn ra trong bốn tháng mà không
thu được nổi một trong những mục tiêu đặt ra. Tôi muốn hủy bỏ nó. Song
giám đốc quảng cáo lại không chịu, và nói rằng: “Nhưng chúng ta đã đầu tư
quá nhiều tiền của vào đó rồi. Nếu giờ chúng ta dừng lại, thì công sức bỏ ra
sẽ đổ sông đổ bể.” Lại một nạn nhân khác của ngụy biện chi phí đã mất.
Một người bạn tôi vật lộn nhiều năm trong một mối quan hệ khốn khổ.
Bạn gái anh ta đã lừa dối anh ta nhiều lần. Lần nào cô ta cũng quay về đầy
vẻ hối lỗi và van xin anh ta tha thứ. Anh ta giải thích với tôi như sau: “Tôi
đã đầu tư quá nhiều công sức vào mối quan hệ này, sẽ là sai lầm nếu từ bỏ
nó.” Một trường hợp kinh điển về ngụy biện chi phí đã mất.