72
VÌ SAO TA CÔNG KÍCH KẺ TUỔI TRẺ TÀI CAO
Thiên kiến so sánh với người khác
K
hi một trong những cuốn sách của tôi đứng đầu danh sách bán chạy nhất,
nhà xuất bản liền nhờ tôi một việc. Một người tôi quen sơ sơ có cuốn sách
đang mấp mé lọt vào top 10, và nhà xuất bản tin rằng một lời bình luận từ
tôi có thể tạo ra bước đột phá cần thiết cho cuốn sách.
Tôi luôn cảm thấy ngạc nhiên là những lời chứng nhận ngắn gọn như vậy
lại có thể có hiệu quả. Ai cũng biết rằng chỉ những nhận xét tích cực mới có
thể xuất hiện trên bìa sách. (Cuốn sách bạn đang cầm trên tay không phải là
ngoại lệ.) Một độc giả có lý trí nên bỏ qua lời khen tặng hoặc ít nhất xem xét
nó bên cạnh các ý kiến phê bình, vốn luôn luôn có thể được tìm thấy ở
những nơi nào đó khác. Tuy nhiên, tôi cũng đã viết nhiều lời chứng nhận
cho các cuốn sách khác, có điều chúng không phải dành cho các tựa sách
cạnh tranh với sách của tôi. Tôi đắn đo suy nghĩ: chẳng phải viết một lời
khen tặng cho cuốn này giống như tự bắn vào chân mình hay sao? Tại sao
tôi lại phải giúp một người có thể sẽ sớm cạnh tranh vị trí dẫn đầu với mình?
Vừa suy nghĩ về câu hỏi đó, tôi liền nhận ra ảnh hưởng của thiên kiến so
sánh với người khác - nghĩa là, xu hướng từ chối giúp đỡ những người có
thể sẽ làm tốt hơn bạn, dù việc đó làm cho bạn chẳng khác gì một kẻ ngốc
sau này.
Viết lời khen ngợi sách là một ví dụ vô hại của thiên kiến so sánh bản
thân với người khác. Tuy nhiên, hiện tượng này lại thực nguy hại trong giới
học thuật. Mục tiêu của mọi nhà khoa học chính là xuất bản càng nhiều bài
viết càng tốt trong các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín nhất. Qua thời