gian, bạn tạo dựng được tên tuổi, và không bao lâu sau các biên tập viên nhờ
bạn đánh giá bài viết của các nhà khoa học khác. Sau cùng, thường chỉ có
hai hoặc ba chuyên gia quyết định cái gì được xuất bản trong một lĩnh vực
cụ thể. Sẵn nói chuyện đó, điều gì sẽ xảy ra nếu như một nhà nghiên cứu trẻ
gửi đến một bài báo gây chấn động khiến cho toàn giới học thuật ngỡ ngàng
và đe dọa soán ngôi của các bậc lão làng? Họ sẽ đánh giá bài viết đó đặc biệt
gắt gao. Đây chính là ví dụ vô cùng điển hình của thiên kiến so sánh bản
thân với người khác.
Nhà tâm lý học Stephen Garcia và các đồng sự miêu tả trường hợp của
một người đoạt giải Nobel ngăn cản một đồng nghiệp trẻ đầy triển vọng ứng
tuyển vào một công việc tại trường đại học “của ông ta”. Việc làm này nhất
thời có vẻ là khôn ngoan, nhưng sau này nó lại phản tác dụng. Điều gì xảy ra
khi thần đồng trẻ tuổi đó tham gia vào nhóm nghiên cứu khác và thể hiện tài
năng ở đó - chẳng phải chắc chắn là anh ta sẽ tước đoạt vị trí hàng đầu thế
giới của viện nghiên cứu già cỗi kia sao? Garcia cho rằng thiên kiến so sánh
bản thân với người khác có thể chính là nguyên do hiếm khi nhóm nghiên
cứu nào giữ được vị trí hàng đầu trong nhiều năm liên tiếp.
Thiên kiến so sánh bản thân với người khác cũng là một vấn đề đáng lo
ngại trong các công ty khởi nghiệp. Guy Kawasaki từng là “nhà truyền giáo
chính” tại Apple trong bốn năm. Ngày nay ông là một nhà đầu tư vốn mạo
hiểm và tư vấn cho các doanh nghiệp. Kawasaki nói: “Các tay chơi hạng A
thuê người còn giỏi hơn chính họ. Mặc dù vậy, có thể thấy rõ là các tay chơi
hạng B chỉ thuê những tay chơi hạng C để có thể cảm thấy mình giỏi giang
hơn, còn các tay chơi hạng C thì chỉ thuê những kẻ hạng D. Nếu bạn bắt đầu
thuê các tay chơi hạng B, đừng trách Steve [Jobs] kêu ca về nạn ‘chảy máu
chất xám’ ở tổ chức của bạn.” Nói cách khác, thuê những tay chơi hạng B
thì cuối cùng bạn sẽ chỉ còn lại các tay hạng Z. Lời khuyên là: hãy thuê
những người giỏi hơn bạn, nếu không bạn sẽ sớm phải chủ trì một nhóm
kém cỏi. Thứ hiệu ứng gọi là Duning-Kruger ứng với các tay chơi hạng Z:
những kẻ kém tài có khả năng thiên phú là không nhìn ra năng lực yếu kém
của mình. Họ tự huyễn hoặc rằng mình là siêu sao, và điều này thậm chí còn