NGHỆ THUẬT TƯ DUY RÀNH MẠCH - Trang 232

73

VÌ SAO ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU THƯỜNG ĐÁNH LỪA TA
Hiệu ứng đi đầu và mới nhất

C

ho phép tôi giới thiệu với bạn hai người đàn ông, Alan và Ben. Đừng suy

nghĩ quá lâu, và hãy quyết định xem bạn yêu mến người nào hơn. Alan
thông minh, chăm chỉ, bốc đồng, hay chỉ trích, ngang ngạnh, và hay ghen tị.
Còn Ben thì lại hay ghen tị, ngang ngạnh, hay chỉ trích, bốc đồng, chăm chỉ,
và thông minh. Bạn muốn bị kẹt trong thang máy với ai? Hầu hết mọi người
sẽ chọn Alan, cho dù hai bản mô tả trùng khớp nhau hoàn toàn. Não bộ của
bạn chú ý nhiều hơn đến các tính từ đầu tiên trong danh sách, khiến cho bạn
nhận diện hai tính cách khác hẳn nhau. Alan thông minh và chăm chỉ. Ben
lại hay ghen tị và ngang ngạnh. Những đặc điểm tính cách ban đầu lấn át
những đặc điểm tính cách đi sau. Đây gọi là hiệu ứng đi đầu.

Nếu không có hiệu ứng đi đầu, người ta đã không trang trí các hội sở

chính bằng các tiền sảnh lộng lẫy. Luật sư của bạn cũng sẽ vui vẻ gặp bạn
trong đôi giày thể thao cũ mòn chứ không phải đôi giày oxford bóng lộn đẹp
đẽ được thiết kế riêng.

Hiệu ứng đi đầu cũng gây ra những sai lầm thực tiễn. Người đoạt giải

Nobel kinh tế Daniel Kahneman miêu tả cách ông thường chấm điểm các
bài thi vào thời kỳ ông mới làm giáo sư. Ông làm theo cách mọi giáo viên
vẫn làm - theo tuần tự: sinh viên 1 xong thì đến sinh viên 2 và cứ thế. Vậy
nghĩa là sinh viên nào trả lời những câu hỏi đầu một cách trơn tru gây được
thiện cảm với ông, từ đó tác động đến cách ông chấm điểm những phần còn
lại của bài thi. Vì thế, Kahneman thay đổi phương pháp và bắt đầu chấm
điểm các câu hỏi riêng lẻ theo từng đợt - tất cả những câu trả lời cho câu hỏi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.