77
ẢO TƯỞNG ĐỒNG MINH
Hiệu ứng nhất trí giả
B
ạn thích âm nhạc của thập niên 1960 hay âm nhạc của thập niên 1980
hơn? Bạn nghĩ quảng đại quần chúng sẽ trả lời câu hỏi này ra sao? Hầu hết
mọi người có xu hướng gán sở thích của mình cho người khác. Nếu họ yêu
thích nhạc của thập niên 1960, họ sẽ mặc định cho rằng phần đông bạn bè
đồng lứa của mình cũng vậy. Những người yêu thích nhạc của thập niên
1980 cũng như thế. Chúng ta thường xuyên cho rằng người khác cũng nhất
trí với mình, với niềm tin rằng ai ai cũng suy nghĩ và có cảm giác giống hệt
mình. Loại ảo tưởng này gọi là hiệu ứng nhất trí giả.
Lee Ross, nhà tâm lý học trường Stanford, phát hiện ra hiện tượng này
vào năm 1977. Ông làm một tấm biển quảng cáo bánh sandwich ghi khẩu
hiệu “Hãy đến ăn tại cửa hiệu của Joe” và yêu cầu một số sinh viên được lựa
chọn ngẫu nhiên đeo nó đi quanh khuôn viên trường trong ba mươi phút. Họ
cũng phải ước tính xem bao nhiêu sinh viên khác sẽ chịu làm việc này.
Những người tuyên bố sẵn sàng đeo khẩu hiện cho rằng phần đông (62%)
cũng sẽ đồng ý làm việc này. Ngược lại, những người lịch sự từ chối lại tin
rằng hầu hết (67%) sẽ coi đây là một việc làm quá ngu ngốc. Trong cả hai
trường hợp, các sinh viên đều hình dung mình thuộc về số đông.
Hiệu ứng nhất trí giả rất phát triển trong các nhóm lợi ích và các bè phái
chính trị vốn luôn đánh giá quá cao sự ủng hộ của công chúng dành cho lý
tưởng của mình. Một ví dụ hiển nhiên là về hiện tượng trái đất nóng lên.
Cho dù bạn cho rằng vấn đề này hệ trọng đến mức nào, bạn ắt phải tin rằng
phần đông mọi người có cùng ý kiến với bạn. Tương tự, nếu các chính trị