82
VÌ SAO “CƠ HỘI CUỐI CÙNG” KHIẾN TA PHÁT HOẢNG
Nỗi sợ phải tiếc nuối
C
ó hai câu chuyện: Paul sở hữu cổ phiếu ở công ty A. Trong năm đó, anh
ta cân nhắc bán chúng đi và mua cổ phiếu ở công ty B. Đến phút chót thì
anh ta không làm vậy nữa. Bây giờ anh ta biết rằng nếu làm vậy, anh ta đã
có thể có thêm 1.200 đô la. Câu chuyện thứ hai: George có cổ phiếu ở công
ty B. Trong năm đó, anh này bán chúng và mua cổ phiếu ở công ty A. Bây
giờ anh này cũng biết được rằng nếu gắn bó với B, anh này đã có thể thu về
thêm 1.200 đô la. Người nào cảm thấy tiếc nuối hơn?
Tiếc nuối là cảm giác sau khi đã đưa ra một quyết định sai lầm. Bạn ước
gì ai đó cho bạn một cơ hội thứ hai. Khi được hỏi ai sẽ cảm thấy tồi tệ hơn,
8% người trả lời nói là Paul, trong khi tới 92% đáp là George. Vì sao vậy?
Xét một cách khách quan, hai tình huống là giống nhau. Cả Paul và George
đều xui xẻo, chọn sai loại cổ phiếu, mất một số tiền giống như nhau. Sự
khác biệt duy nhất: Paul vốn đã sở hữu cổ phiếu ở công ty A, trong khi
George lại tìm đến mua chúng. Paul là người thụ động, George là người chủ
động. Paul đại diện cho số đông - hầu hết mọi người để tiền mãi ở một chỗ
trong nhiều năm - còn George đại diện cho ngoại lệ. Dường như kẻ nào
không đi theo đám đông sẽ cảm thấy hối hận hơn.
Không phải lúc nào người hành động cũng cảm thấy tiếc nuối hơn. Đôi
khi, chọn cách không hành động có thể tạo nên một ngoại lệ. Ví dụ: một nhà
xuất bản có uy tín là đơn vị duy nhất từ chối phát hành sách e-book đang
thịnh hành. Chủ nhà xuất bản khăng khăng nói rằng sách là phải làm từ giấy,
và ông sẽ giữ truyền thống này. Không lâu sau đó, mười nhà xuất bản bị phá