NGHỆ THUẬT TƯ DUY RÀNH MẠCH - Trang 275

nghị chia cho người chơi kia một khoản nằm giữa 30% và 50%. Bất kỳ
khoản nào dưới 30% đều được coi là “bất công”. Trò chơi tối hậu thư là một
trong những biểu hiện rõ rệt nhất của “thuyết tâm ý”: tóm lại là, chúng ta
thấy đồng cảm với người khác.

Tuy nhiên, chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể gần như loại bỏ thiện cảm

ấy: xếp người chơi vào những căn phòng cách biệt. Khi không trông thấy
người chơi kia - hay đúng hơn, là khi họ chưa bao giờ được gặp người chơi
kia - thì họ sẽ khó mà cảm thấy đồng cảm hơn. Người chơi kia trở nên trừu
tượng, và mức chia sẻ được đề nghị giảm xuống, trung bình là dưới 20%.

Trong một thí nghiệm khác, nhà tâm lý học Paul Slovic yêu cầu mọi

người quyên góp tiền. Một nhóm người được cho xem bức ảnh chụp cậu bé
Rokia gầy quắt có ánh mắt van lơn đến từ Malawi. Sau đó, số tiền họ quyên
góp từ thiện trung bình là 2,83 đô la (trong số 5 đô la mà họ nhận được để
làm một khảo sát ngắn). Nhóm thứ hai được cho biết số liệu về nạn đói ở
Malawi, bao gồm thông tin về hơn ba triệu trẻ em suy dinh dưỡng vì nạn đói
ấy. Mức quyên góp trung bình giảm xuống 50%. Điều này rất phi logic: bạn
có thể cho rằng sự hào phóng của con người tăng lên nếu như họ biết được
quy mô của thảm họa. Nhưng chúng ta không hành động theo cách đó. Số
liệu không làm chúng ta rung động; chỉ có con người mà thôi.

Giới truyền thông từ lâu đã thừa biết các báo cáo thực tế và biểu đồ không

thu hút độc giả. Từ đó dẫn đến chỉ dẫn sau: hãy lồng ghép vào câu chuyện
một gương mặt nào đó. Nếu như một công ty được đưa tin, hình ảnh của vị
CEO sẽ đi kèm (nét mặt ông ta tươi cười hay nhăn nhó tùy thuộc vào thị
trường cả). Nếu tiêu đề nói về một quốc gia, thì tổng thống làm đại diện.
Nếu một vụ động đất xảy ra, một nạn nhân sẽ trở thành gương mặt được
nhắc đến.

Sự ám ảnh này lý giải thành công của một phát minh văn hóa lớn: tiểu

thuyết. Sản phẩm văn học ăn khách này đan cài các xung đột cá nhân và
xung đột giữa người với người vào một vài số phận riêng lẻ. Một học giả có
thể viết ra một bài luận lý thú về các phương pháp tra tấn tâm lý thời Thanh
giáo ở New England, nhưng thay vì đọc nó chúng ta lại đọc Chữ A màu đỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.