7
HÃY CẢNH GIÁC VỚI “TRƯỜNG HỢP CÁ BIỆT”
Thành kiến chứng thực (phần 1)
G
il muốn giảm cân. Anh ta liền chọn một chế độ ăn kiêng cụ thể và sáng
nào cũng kiểm tra kết quả trên bàn cân. Nếu sụt cân, anh ta sẽ khoái trí cho
rằng chế độ ăn kiêng đó là hiệu quả. Còn nếu tăng cân, anh ta sẽ coi như đó
chỉ là dao động bình thường và quên nó đi. Suốt nhiều năm, anh chàng này
sống với ảo tưởng rằng việc ăn kiêng đang tỏ ra có hiệu quả, ngay cả khi cân
nặng của anh ta không thay đổi. Gil là một nạn nhân của thành kiến chứng
thực, mặc dù ở ví dụ này nó là vô hại.
Thành kiến chứng thực là nguồn gốc của mọi loại tư duy sai lầm. Đó là xu
hướng diễn giải thông tin mới sao cho nó trở nên phù hợp với những lý
thuyết, đức tin và niềm tin sẵn có của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta lọc
bỏ bất cứ thông tin mới nào mâu thuẫn với những cách nhìn vốn có của
mình (“những bằng chứng phủ quyết”). Đây là một thói quen nguy hiểm.
“Sự vật không ngừng tồn tại chỉ vì chúng bị quên lãng,” văn sĩ Aldous
Huxley đã nói như vậy. Tuy nhiên, chúng ta lại làm chính xác như thế, y như
lời ông trùm đầu tư Warren Buffet đã nói: “Điều loài người làm giỏi nhất
chính là diễn giải mọi thông tin mới khớp với kết luận ban đầu.”
Thành kiến chứng thực hiển hiện sống động trong giới kinh doanh. Lấy ví
dụ: một nhóm quản lý thông qua một chiến lược mới. Nhóm này hào hứng
ăn mừng khi có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đây là một chiến lược thành
công. Các nhà quản lý nhìn thấy vô số các bằng chứng xác thực điều đó ở
mọi nơi, trong khi những gì chỉ ra điều ngược lại thì không được nhìn thấy