Giờ ta hãy xem xét thật tỉnh táo về thành công trong kinh doanh. Có bao
nhiêu phần trăm thành công đó đến từ may mắn, và bao nhiêu phần trăm là
trái ngọt của lao động chăm chỉ và tài năng phi thường? Câu hỏi này rất dễ
bị hiểu lầm. Đương nhiên, không có tài năng thì ta khó lòng đạt được thành
công, và không có lao động chăm chỉ thì ta sẽ chẳng đạt được bất kỳ điều gì.
Đáng tiếc là, cả năng lực lẫn sức lực và rào cản đều không phải là những
tiêu chí then chốt làm nên thành công. Chúng là điều kiện cần - nhưng
không phải điều kiện đủ. Làm sao chúng ta biết điều này? Sau đây là một sự
kiểm chứng rất đơn giản: khi một người duy trì được sự thành công rất lâu -
hơn thế nữa, họ lại gặt hái nhiều thành công hơn hẳn những người kém năng
lực hơn trong thời gian dài - thì chỉ khi đó tài năng mới đóng vai trò thiết
yếu. Điều này không áp dụng với những người sáng lập công ty; nói cách
khác, phần đông những doanh nhân thành công, sau thành tựu đầu tiên, sẽ
tiếp tục sáng lập và phát triển công ty mới thứ hai, thứ ba, và thứ tư.
Thế còn lãnh đạo các tập đoàn? Họ quan trọng như thế nào đối với thành
công của một công ty? Các nhà nghiên cứu đã xác định một loạt các phẩm
chất được cho là “một CEO xuất sắc” phải có - phương pháp quản lý, tài
năng hoạch định chiến lược trong quá khứ, vân vân. Sau đó, một mặt, họ
đánh giá lường mối quan hệ giữa những phẩm chất đó và mặt khác mức giá
trị gia tăng của công ty dưới thời vị CEO ấy. Kết quả: nếu bạn so sánh hai
công ty một cách ngẫu nhiên, thì trong 60% trường hợp vị CEO giỏi hơn
lãnh đạo công ty mạnh hơn. Trong 40% trường hợp, vị CEO kém hơn lãnh
đạo những công ty mạnh hơn. Và chỉ có 10% chỉ ra rằng hai yếu tố đó chẳng
hề có chút xíu quan hệ nào. Kahneman nói: “Khó có thể tưởng tượng rằng
người ta lại nhiệt tình mua sách do các lãnh đạo doanh nghiệp chỉ giỏi hơn
người bình thường chút đỉnh viết ra.” Ngay cả Warren Buffet cũng chẳng
đánh giá cao việc sùng bái các CEO: “Một bảng thành tích quản lý doanh
nghiệp […] liên quan nhiều đến tình trạng của con thuyền bạn chọn hơn là
việc bạn lèo lái nó hiệu quả như thế nào.”
Trong một số lĩnh vực nhất định, năng lực còn chẳng đóng một vai trò
nào. Trong cuốn sách Tư duy nhanh và chậm, Kahneman mô tả chuyến thăm
của ông đến một công ty quản lý bất động sản. Để thông báo vắn tắt tình