95
VÌ SAO CÁC BẢNG KÊ LỪA DỐI BẠN
Hiệu ứng đặc điểm hiển hiện
C
ó hai dãy số: dãy thứ nhất, dãy A, bao gồm: 724, 947, 421, 843, 394, 411,
054, 646. Những con số trên có điểm gì chung? Đừng đọc tiếp cho đến khi
bạn có câu trả lời. Đơn giản hơn bạn nghĩ: tất cả các con số trên đều có số 4.
Giờ hãy xem xét dãy B: 349, 851, 274, 905, 772, 032, 854, 113. Những con
số này có điểm gì chung? Đừng đọc tiếp cho đến khi bạn suy luận ra. Dãy B
khó hơn phải không nào? Câu trả lời: không số nào có bao gồm số 6. Bạn
học được điều gì từ bài kiểm tra này? Phát hiện ra cái có mặt dễ hơn là phát
hiện cái thiếu vắng. Nói cách khác, chúng ta tập trung vào thứ hiển hiện
nhiều hơn là thứ vắng mặt.
Tuần trước, trong khi đang tản bộ, tôi bỗng phát hiện mình không bị đau ở
chỗ nào cả. Đó là một suy nghĩ không ngờ tới. Tôi hiếm khi bị đau, nhưng
khi tôi bị đau, thì sự đau đớn hiển hiện rất rõ rệt. Thế nhưng khi không bị
đau thì tôi hiếm khi để ý. Đây là một sự thật giản đơn, hiển nhiên đến mức
tôi cảm thấy kinh ngạc. Trong một thoáng, tôi cảm thấy vô cùng phấn khích
- cho đến khi tôi không buồn để tâm đến phát hiện nhỏ bé đó nữa.
Tại một buổi biểu diễn nhạc cổ điển, một dàn nhạc chơi bản Giao hưởng
số 9 của Beethoven. Cả rạp hát say sưa nghe nhạc. Đến bản tụng ca của
khúc thứ tư, tôi thấy đâu đó có người rơi lệ vì vui sướng. Tôi chợt nghĩ
chúng ta thật may mắn làm sao khi bản giao hưởng này được soạn ra. Nhưng
có thật là như vậy hay không? Liệu chúng ta có kém hạnh phúc hơn nếu
không có tác phẩm này? Có lẽ là không. Nếu như bản giao hưởng chưa từng
được sáng tác, sẽ chẳng có ai thấy thiếu nó cả. Vị giám đốc nhà hát sẽ không