12
VÌ SAO BẠN CẦN CẢNH GIÁC VỚI CÂU “KHÔNG VẤP NGÃ,
KHÔNG THÀNH CÔNG”
Ngụy biện chuyện-tồi-tệ-đi-để-rồi-trở-nên-tốt-hơn
V
ài năm trước, tôi đi nghỉ dưỡng ở đảo Corsica và bị ốm. Tôi chưa từng
biết đến những triệu chứng ấy, còn cảm giác đau đớn thì tăng lên từng ngày.
Cuối cùng tôi quyết định tìm đến một phòng khám địa phương. Một bác sĩ
trẻ khám cho tôi, chọc chọc vào bụng, bóp vào vai và đầu gối tôi, sau đó
chọc vào từng đốt sống. Tôi bắt đầu nghi ngờ rằng anh ta chẳng hề biết bệnh
của tôi, nhưng lại không chắc lắm nên đành bấm bụng chịu đựng việc khám
bệnh kỳ lạ đó. Khám xong, anh chàng rút ra cuốn sổ tay và nói: “Dùng
kháng sinh đi. Uống ngày ba lần, mỗi lần một viên. Anh sẽ thấy đau hơn
nhưng sau đó sẽ khá lên.” Yên tâm là mình đã được điều trị, tôi lê bước
quay về khách sạn với đơn thuốc trong tay.
Cơn đau mỗi lúc một tệ hơn - đúng y như vị bác sĩ đã dự báo. Hẳn là anh
ta biết rõ điều gì đã xảy ra với tôi. Thế nhưng, khi cơn đau không hề thuyên
giảm sau ba ngày, tôi gọi điện cho anh ta. “Hãy tăng lên năm liều một ngày.
Sẽ còn đau nữa,” anh ta nói. Sau hai ngày đau đớn nữa, tôi đành gọi cấp cứu
của hàng không quốc tế. Một bác sĩ Thụy Sĩ chẩn đoán tôi bị viêm ruột thừa
và tiến hành mổ cho tôi ngay. Sau ca mổ, ông hỏi tôi: “Sao anh lại đợi đến
tận bây giờ?”
Tôi đáp: “Bệnh tình diễn biến đúng y như tay bác sĩ kia nói, nên tôi tin
anh ta.”
“Trời, anh đã mắc vào cái bẫy ngụy biện chuyện-tồi-tệ-đi-để-rồi-trở-nên-
tốt-hơn. Tay bác sĩ Corsica đó chẳng biết mô tê gì. Có lẽ anh ta chỉ là dạng