trình định sẵn. Hơn nữa, người ta vốn ưa thích thông tin nào họ dễ dàng nắm
bắt, cho dù là số liệu kinh tế hay chỉ là các công thức. Họ đưa ra quyết định
dựa trên thông tin ấy thay vì những thông tin quan trọng hơn nhưng lại khó
thu thập hơn thường kèm theo những hậu quả khủng khiếp. Ví dụ, trong
hàng thập kỷ nay chúng ta đã biết là công thức có tên gọi là Black-Schole
dùng để định giá các sản phẩm tài chính phái sinh không hề có tác dụng. Thế
nhưng chúng ta không có giải pháp nào khác, vì vậy chúng ta cứ tiếp tục sử
dụng một công cụ không phù hợp. Nó giống như khi bạn đang ở một thành
phố xa lạ mà không có lấy một tấm bản đồ, nên bạn đành lôi ra một tấm bản
đồ của quê nhà và dùng tạm vậy. Đấy, chúng ta chẳng thà có thông tin sai
lệch còn hơn là không có chút thông tin nào. Vì thế, thành kiến về thứ sẵn có
khiến các ngân hàng phải giải quyết hàng tỷ đồng thua lỗ.
Chẳng phải đó chính là lời bài hát Frank Sinatra từng hát - tôi yêu cô gái ở
bên tôi khi không được ở bên cô gái tôi yêu - hay sao? Thật là một ví dụ
hoàn hảo của thành kiến về thứ sẵn có. Hãy né tránh nó bằng cách dành thời
gian ở bên những người tư duy khác với bạn - những người có kinh nghiệm
và năng lực chuyên môn khác xa bạn. Chính nhờ tiếp thu ý kiến của người
khác, chúng ta mới có thể vượt qua thành kiến về thứ sẵn có.