này một cách ngoạn mục trong đoạn quảng cáo phát sóng trên Super Bowl
năm 2010, “Google Parisian Love”. Hãy xem nó trên YouTube.
Chúng ta sắp xếp mọi thứ thành những câu chuyện có ý nghĩa, từ những
câu chuyện cuộc sống của chính chúng ta cho đến các sự kiện toàn cầu. Làm
như vậy là bóp méo hiện thực và tác động đến những quyết định của chúng
ta, nhưng vẫn còn một liệu pháp: hãy phân tích chúng. Hãy tự hỏi mình: họ
đang cố gắng che giấu điều gì? Hãy lên thư viện và dành nửa ngày đọc các
tờ báo cũ. Bạn sẽ thấy rằng các sự kiện hiện nay dường như có sự kết nối lại
không hề như vậy trong quá khứ. Để trải nghiệm lại hiệu ứng đó một lần
nữa, hãy thử nhìn nhận cuộc sống của bạn bên ngoài bối cảnh của nó. Hãy
đào sâu những ghi chép và nhật ký của bạn, và bạn sẽ thấy rằng cuộc sống
của bạn không hề đi theo một con đường thẳng dẫn đến ngày hôm nay, mà là
hàng loạt những sự kiện và trải nghiệm không được lên kế hoạch, không có
sự kết nối với nhau, như chúng ta sẽ thấy ở chương tiếp.
Bất cứ khi nào bạn được nghe một câu chuyện, hãy hỏi bản thân: ai là
người kể chuyện, động cơ của người đó và điều gì được che giấu đằng sau
câu chuyện đó? Những yếu tố bị bỏ qua có thể không hề có liên quan.
Nhưng, ngược lại, chúng có thể thậm chí còn có liên quan hơn những yếu tố
được khắc họa trong câu chuyện, ví dụ như khi “lý giải” một cuộc khủng
hoảng tài chính hay “nguyên nhân” của chiến tranh. Vấn đề thực sự với
những câu chuyện là: chúng đem đến ảo tưởng rằng chúng ta đạt được sự
hiểu biết, và điều đó tất yếu khiến chúng ta vớ phải những rủi ro lớn hơn và
đẩy chúng ta vào tình huống nguy hiểm.
Quảng cáo được phát đi kèm giải Super Bowl, hay Siêu Cúp, giải vô địch của Liên đoàn bóng bầu
dục quốc gia Hoa Kỳ, được tổ chức hằng năm và là một trong những chương trình có lượng người
xem cao nhất tại Mỹ.