14
VÌ SAO BẠN NÊN VIẾT NHẬT KÝ
Thành kiến hồi tưởng
G
ần đây tôi tìm thấy những cuốn nhật ký của ông chú tôi. Vào năm 1932,
ông di cư từ một ngôi làng nhỏ ở Thụy Sĩ đến Paris để tìm kiếm vận may
trong ngành điện ảnh. Tháng Tám năm 1940, hai tháng sau khi Paris bị
chiếm đóng, ông ghi lại: “Tất cả mọi người đều chắc chắn quân Đức sẽ rời
đi vào cuối năm. Các sĩ quan cũng khẳng định lại điều đó với tôi. Anh sẽ
chiến bại nhanh như Pháp vậy, và sau đó cuộc sống ở Paris cuối cùng sẽ trở
lại với chúng tôi - mặc dù giờ đây giống như một phần của nước Đức.” Ấy
vậy mà thời gian chiếm đóng kéo dài suốt bốn năm.
Trong các sách lịch sử ngày nay, việc quân Đức chiếm đóng Pháp dường
như là để thiết lập một phần chiến lược quân sự rõ ràng. Khi nhìn lại quá
khứ, diễn biến của cuộc chiến có vẻ như là có khả năng nhất trong số tất cả
các viễn cảnh. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta đã mắc vào cái bẫy thành kiến
hồi tưởng.
Hãy xem xét một ví dụ mới hơn: năm 2007, các chuyên gia kinh tế vẽ ra
một bức tranh lạc quan về những năm tiếp theo. Tuy nhiên, chỉ mười hai
tháng sau đó, các thị trường tài chính nổ tung. Khi được hỏi về cuộc khủng
hoảng này, cũng chính họ lại liệt kê nguyên do của nó: chính sách tiền tệ mở
rộng dưới thời Greenspan, nới lỏng phê duyệt cho vay thế chấp, các cơ quan
đánh giá xếp hạng bị mua chuộc, yêu cầu về vốn tối thiểu thấp, vân vân. Hồi
tưởng lại thì ta thấy lý do của sự sụp đổ đó dường như là quá hiển nhiên.
Thành kiến hồi tưởng là một trong những ảo tưởng phổ biến nhất. Chúng
ta có thể gọi nó là hiện tượng “tôi đã bảo rồi mà”: nhìn lại quá khứ, mọi thứ