Ấy thế mà lựa chọn lại là thước đo của sự tiến bộ. Đó là thứ khiến chúng
ta khác biệt với các nền kinh tế kế hoạch
và thời kỳ Đồ đá. Tất nhiên,
nhiều lựa chọn sẽ làm bạn hào hứng, nhưng có giới hạn thôi. Vượt quá giới
hạn đó, sự thừa mứa sẽ hủy diệt chất lượng cuộc sống. Thuật ngữ dành cho
trường hợp này là nghịch lý lựa chọn.
Trong cuốn sách mang đúng tiêu đề trên, nhà tâm lý học Barry Schwartz
lý giải nguyên nhân của hiện tượng đó. Trước hết, có quá nhiều lựa chọn dẫn
đến tê liệt tư duy. Để kiểm chứng, một siêu thị lập ra một gian hàng cho
khách nếm thử hai mươi tư loại thạch. Họ có thể thử bao nhiêu loại tùy
thích, rồi mua chúng với giá khuyến mãi. Ngày hôm sau, chủ gian hàng thực
hiện cùng một thí nghiệm với chỉ sáu vị. Kết quả ra sao? Họ bán được nhiều
thạch hơn gấp mười lần trong ngày thứ hai. Vì sao? Với quá nhiều lựa chọn,
khách hàng khó lòng đưa ra quyết định, vì thế họ chẳng mua gì hết. Thí
nghiệm này được lặp lại vài lần với các sản phẩm khác nhau. Kết quả thu
được vẫn như cũ.
Nền kinh tế trong đó nhà nước kiểm soát các yếu tố sản xuất và quyết định việc sử dụng các yếu tố
sản xuất cũng như phân phối thu nhập.