NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 109

Như những Con mắt của gã khổng lồ Argus bị
cây đũa của thần Hermes phù phép

Lần lượt nhắm lại trong giấc ngủ vĩnh cửu

Trước bước chân đang cảm thấy đến gần, len lén,

Nghệ thuật này nối tiếp nghệ thuật khác ra đi, tất
cả lại là Màn Đêm

Sau đó, ở buổi đầu của thời Khai sáng, nhà triết học lãng mạn, có thiên

hướng thi ca Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) đã cố ngăn chặn cơn triều
dâng của logic bằng cách cho rằng trực giác và tình cảm là hai chỉ dẫn cao hơn
lí trí. Ông đi đến kết luận như vậy, bởi vì “Tôi nhận ra rằng sự tồn tại của
chúng ta không là cái gì khác, mà là một sự tiếp nối liên tục những khoảnh
khắc được nhận biết qua các cảm giác”. Rousseau đã chữa lại câu nói của
Descartes “Tôi tư duy, vậy thì tôi tồn tại” thành ra “Tôi cảm thấy, vậy thì tôi
tồn tại”. Tuy nhiên, ông đã không thể lật ngược được các đợt sóng lí trí. Tiếng
nói của Rousseau đã bị thành công của khoa học Cuốn phăng đi.

Do quyết định luận khoa học dần dần thay thế cho giáo điều của Nhà Thờ về

số mệnh, những người còn tin vào ý chí tự do thấy mình trở thành tù nhân về
trí tuệ trong cái cũi sắt chật cứng của các lập luận của Newton, chúng đòi hỏi
rằng mỗi kết quả đều phải do một nguyên nhân gây ra. Ngay cả một đầu óc tự
do nhất như Voltaire cũng bị buộc phải đi đến kết luận: “Thật hết sức lạ kì là
toàn bộ tự nhiên, tất cả các hành tinh, đều phải tuân theo các định luật vĩnh
cửu, thế mà lại có một con vật nhỏ bé, cao một mét sáu, khinh thường các định
luật ấy, có thể làm những gì mà nó thích”. Tuy nhiên, ý chí tự do sẽ luôn luôn
là vấn đề mà nhà logic không bao giờ có thể giải thích thấu đáo. Tiến sĩ
Johnson đã chạm được một ngón tay vào nó khi ông nói: “Tất cả lí thuyết thì
chống lại sự tự do của ý chí, còn tất cả kinh nghiệm thì ủng hộ nó”. John
Milton trong một đoạn phân tích rất hay ở tác phẩm Thiên đường đã mất, đã
tóm tắt cái nghịch lí ấy: “Nhưng Chúa đã để cho Ý chí được tự do; vì những gì
phải tuân theo Lí trí là tự do”.

Nhà tiên tri hăng hái, kịch liệt bài bác cơn mê muội của tâm hồn phương

Tây nhất là nghệ sĩ và nhà thơ William Blake (1757-1827). Blake là một thầy
pháp, thường xuyên trải nghiệm việc nhìn thấy thế giới bên kia. Ông viết cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.