NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 143

Nếu chúng ta không trông ngóng cái bất ngờ, thì
không bao giờ chúng ta có thể tìm thấy nó.

Heraclitts

Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến
thức.

Albert Einstein

Chương 9 : EINSTEIN / KHÔNG GIAN, THỜI

GIAN VÀ ÁNH SÁNG

Để đánh giá được tầm nhìn xa của Manet, Monet và Cézanne, cần phải tìm

hiểu sự đột phá mang tính cách mạng đã xảy ra trong vật lí ở đầu thế kỉ hai
mươi. Năm 1905, một năm trước khi Cézanne mất, một viên chức mờ nhạt ở
Sở cấp bằng phát minh tên là Albert Einstein đã cho đăng một bài báo trên tờ
tạp chí Đức Annalen der Physik sau này được biết đến là thuyết tương đối hẹp
(thuyết tương đối nguyên thủy đã được phát minh bởi Galileo). Einstein chưa
bao giờ tỏ ra rất quan tâm hay yêu thích gì về nghệ thuật hiện đại, ấy vậy mà
nhiều kết luận rút ra từ các phương trình “đẹp” của ông về không gian, thời
gian và ánh sáng lại có sự tương tự đến kì lạ với những cách tân mà Manet,
Monet và Cézanne đã đưa ra.

Cống hiến của Einstein bùng lên, đối lập với cái nền của một niềm tin đầy

tính áp đặt và bất di bất dịch vào quyền lực vô biên của cơ học cổ điển. Hệ
thống của Newton đã vận hành tốt trong hơn hai trăm năm đến mức ở ngưỡng
cửa thế kỉ hai mươi, nhiều nhà vật lí đã tin rằng chỉ còn là vấn đề thời gian
trước khi sách giáo khoa vật lí, tương tự như sách về giải phẫu học trước đó, có
thể khép lại không phải viết thêm gì nữa. Chắc chắn là còn có các vấn đề mới
sẽ nảy sinh, họ nghĩ, nhưng những vấn đề ấy chắc chắn cũng sẽ giải quyết
được trong cái khuôn khổ của vật lí Newton.

Tuy nhiên, bất chấp niềm tin đó, vào cuối thế kỉ mười chín đã bắt đầu xuất

hiện một số vết rạn nhỏ trong cơ học cổ điển mà người ta không thể lờ đi được:
có hai đặc tính nhỏ nhặt của ánh sáng chẳng phù hợp vào đâu. Năm 1900,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.