này xảy ra tiếp nối nhau. Người thứ hai có thể cũng nói không kém phần chắc
chắn rằng hai sự kiện mà anh ta quan sát được đã xảy ra đồng thời với nhau!
Những người như họ, vượt qua nhau khi đang chuyển động với vận tốc tương
đối tính, đã cảm nhận thời gian một cách khác nhau
. Hay giống như đoạn thơ
hài hước thông minh của Arthur Buller, phóng đại sự vi phạm của thuyết tương
đối so với lẽ phải thông thường:
“Có cô nàng xinh xắn
Đi nhanh hơn ánh sáng
Làm một chuyến xa nhà
Sáng nay lên đường sớm
Rồi trở về đêm qua”
Quy luật về nhân quả, được viết lại, giờ đây cần phải bao gồm cả những
trường hợp đặc biệt mà theo các cách phát biểu của thế kỉ mười chín đáng ra sẽ
là những vi phạm nghiêm trọng đối với nó. Nghịch lí của Einstein là thách thức
thực sự đầu tiên kể từ khi nhà triết học Zeno của thành Elea đưa ra bốn nghịch
lí của mình về thời gian và không gian vào thế kỉ thứ năm trước CN (trong đó
có nghịch lí về cuộc chạy thì giữa Achilles và chú rùa đã nói ở Chương 2).
Tính trình tự tiếp nối chính là căn cốt của luật nhân quả. Ý tưởng cấp tiến cho
rằng các khái niệm về tính tiếp nối và tính đồng thời chỉ
phụ thuộc duy nhất vào vận tốc tương đối của người quan sát đã ra đời và
phá tan tành cái mái nhà được chống đỡ vững chắc của logic thường nhật, làm
các mảnh vỡ và tàn tích của nó bắn tung tóe khắp mọi nơi.
Đối lập với tính trình tự tiếp nối là tính đồng thời. Bằng phát ngôn này tôi
muốn nói rằng hai sự kiện hoặc là đã xảy ra cái này tiếp sau cái kia, hoặc ngay
cùng một lúc với nhau, cho đến trước Einstein, đấy là một lựa chọn hoặc thế
này, hoặc thế kia, không cần có gì phải bổ sung hết. Cả sự tiếp nối và sự đồng
thời đều là những chân lí tiên nghiệm. Vì không có ai đặt câu hỏi nghi vấn đối
với cái logic nếu-thì, nên cũng không hề có ai nghi ngờ một cách nghiêm túc
rằng đã có những sự kiện xảy ra đồng thời. Khi chúng ta nói: “Điều gì đó đã
xảy ra vào thời điểm tôi đang gọi điện thoại” là chúng ta đã ngụ ý rằng có một
thời điểm phổ biến toàn vũ trụ để ta có thể ở vào cái thời điểm ấy. Một thời