loại năng lượng có thể nhìn thấy được trên trái đất, cũng mang sắc màu như
vậy. Trong tất cả các chân lí mà nhân loại cho rằng không thể bác bỏ, có một
điều như thế này: màu đỏ tượng trưng cho sức sống, năng lượng và quyền lực.
Năm 1704, Newton đã diễn đạt ý tưởng này một cách khoa học trong cuốn
Quang học, một sự phân tích mang tính mở đường của ông về ánh sáng. Ở
mục “Vấn đề 29”, ông viết rằng các tia sáng là:
“các hạt có những kích cỡ khác nhau, hạt nhỏ
nhất mang màu tím, là màu yếu nhất và tối nhất
trong tất cả các màu, dễ bị làm lệch hướng nhất
bởi các bề mặt khúc xạ. Các hạt mạnh nhất và
lớn nhất mang màu đỏ, màu bị bẻ cong ít nhất
khi được chiếu qua một lăng kính”.
Đây chính là tình hình mà sự việc đã dừng lại cho đến giữa thế kỉ mười chín,
khi các nhà khoa học công nhận rằng cần phải xem xét lại màu sắc của năng
lượng. Chiếc đèn Bunsen thông thường, một dụng cụ khá thông dụng của các
phòng thí nghiệm khoa học non trẻ thời ấy, đã tạo ra một ngọn lửa chứa các
phần màu đỏ, da cam, vàng và lam. Ngược hẳn với những quan niệm phổ biển,
phần lam của ngọn lửa lại chính là phần nóng nhất. Lam, mà lại nóng ư? Màu
lam đã luôn luôn được liên tưởng với cái lạnh. Nhưng bất chấp tất cả những ấn
tượng đã được tích tụ lại từ quá khứ và trực cảm thông thường, các nhà khoa
học đã chứng minh một cách không thể nghi ngờ được rằng màu của năng
lượng cao nhất trong ngọn lửa của đèn Bunsen không phải là đỏ, mà là lam.
Rồi dường như sức nóng lam vẫn chưa đủ làm rối trí, vào năm 1801, Johann
Ritter còn phát hiện ra sự tồn tại của một thứ ánh sáng “đen” lạ thường. Thứ
ánh sáng vô hình này, như một số người đã gọi nó bởi vì mắt thường không
nhìn thấy được, cộng hưởng từ đầu ngoài màu chàm-tím của quang phổ và ít
lâu sau được đặt tên là tia cực tím). Ritter phát hiện ra thứ ánh sáng đó bởi nó
có màu “nóng”, đủ sức làm tăng nhiệt độ của nước và làm bỏng da như cháy
nắng. Thang điện từ của Maxwell - bao gồm các tia gamma năng lượng cao ở
một đầu và các sóng dài gọi là sóng vô tuyến ở đầu kia - đã đảo ngược cái trật
tự năng lượng của màu sắc: bước sóng càng ngắn thì năng lượng càng cao. Tia
cực tím, ở gần màu lam nhất có bước sóng ngắn hơn và như vậy, có năng