(Chúa) nhật), blue Mondays “ngày thứ hai xanh” (ngày u ám buồn bã nhất
trong năm), và “có các màu xanh” (buồn bã chán ngán) - tất cả những thành
ngữ này hiện giờ vẫn còn được gắn với sự lãnh đạm, thiếu sinh khí. Trong tâm
trí nhân loại buổi sơ khai, thế giới được chia ra làm hai phần lửa và băng - sự
tương phản cơ bản giữa đỏ và xanh. Ở các vương triều thuở xa xưa, viên cận
thần cố vấn đáng kính nhất và quan trọng nhất ngồi bên phải nhà vua. Vị trí
này thể hiện phẩm bậc cao hơn bất kì ai ngồi ở phía bên trái vua, một quy ước
đầy trực giác mà ta có thể nhận ra được mỗi khi nghe ai đó ca ngợi một người
khác là “cánh tay phải” của họ. Cái trật tự phân hạng quyền uy ấy đã thể hiện
rõ trong việc trình bày các màu của cầu vồng. Hầu hết người ta đều tô màu đỏ
ở bên phải và xanh nước biển ở bên trái.
Tuy nhiên, các nền văn minh ở thời kì đầu của lịch sử dường như đã không
nắm bắt được tầm quan trọng của màu xanh nước biển. Hai nhà ngôn ngữ
người Mĩ Brent Berlin và Paul Kay, những người đã viết cuốn Các thuật ngữ
màu sắc cơ bản: Tính phổ quát và sự tiến hóa của chúng, đã nghiên cứu các từ
chỉ màu sắc trong một loạt ngôn ngữ, từ những phương ngữ nguyên thủy chưa
có văn tự đến các thứ tiếng châu Âu hiện đại. Họ bắt đầu với giả định rằng bởi
vì tất cả mọi người (trừ những ai mù màu) đều nhận biết được màu sắc, cho
nên các từ chỉ màu sắc sẽ là những từ thông dụng có thể tìm thấy được trong
kho từ vựng ở tất cả các ngôn ngữ. Họ lập luận rằng trong tất cả các kho từ
vựng, phải có những từ biệt lập để miêu tả sáu màu sắc của quang phổ.
Giả thuyết của họ đã tỏ ra đúng được một phần: trong tám mươi tám ngôn
ngữ và phương ngữ mà họ khảo sát, đã không tìm thấy một thứ tiếng nào hoàn
toàn mù màu. Những thứ tiếng ít phức tạp nhất - thổ ngữ của người rừng châu
Phi và thổ dân Australia chỉ có các từ riêng biệt cho đúng ba màu đen, trắng và
đỏ. Ba từ này là cái mức tối thiểu chắc như đá tảng mà người ta lúc nào cũng
tìm thấy được trong lời nói của mọi cư dân trên trái đất này, từ những người
thường đến các bộ tộc kì dị nhất. Nhiều tôn giáo khác nhau đã tận dụng cái sức
mạnh khơi gợi nguyên thủy của tổ hợp này. Một cách trực cảm, Nhà thờ Cơ
đốc giáo đã hiểu ra quyền năng cơ bản của ba màu này, Hitler, thăm dò những
tình cảm của người Đức, đã thao túng một cách tai ác cũng ba màu đó: trong
một phút sáng suốt xuất thần, đích thân Hitler đã chọn ba màu đen, trắng và đỏ
cho các hình chữ thập ngoặc biểu trưng của Đế chế thứ ba.