hai đều không liên quan gì đến không gian của những diễn biến hàng ngày.
Như nhà nhân học Mircea Eliade đã viết trong cuốn Những điều thiêng liêng
và những điều phàm tục của mình: “Đối với một con người có đạo, không gian
không phải là đồng nhất, anh ta trải nghiệm qua những ngắt đoạn, những đứt
gãy trong đó”. Sự chấp nhận phổ biến này về những “vùng” không liên thông
với nhau của không gian đã làm cho không gian bị phân mảnh sâu sắc hơn về
mặt khái niệm. Nơi mà các thủy thủ rơi tụt xuống khi đi qua rìa cùng của trái
đất là một nơi có bản chất khác hẳn với cái không gian quen thuộc ở quê nhà.
Thậm chí thiên đường cũng được chia nhỏ ra: miền xa nhất là miền tinh khiết
nhất và được gọi là tầng trời thứ bảy.
Bức tranh bao trùm thế giới Cơ đốc thời Trung cổ là bức tranh về trái đất
như một cái bàn phẳng nằm trong một căn hầm kín khổng lồ, có trần của nó là
các tầng trời. Không một ai biết chắc cái gì ở cao hơn cái trần đó, hay tương tự
như vậy, cái gì ở dưới gầm bàn. Đấy là những miền không gian tâm linh, và vì
thế, vượt qua tầm trừu tượng hóa của con người - không thể lập ra bản đồ của
chúng được bằng các đường thẳng của Euclid hay bằng các định đề trong môn
hình học phẳng của ông.
Khi không gian đã bị vỡ, thì kiến thức về bảng chữ cái cũng lặng lẽ trượt
vào trong những kẽ nứt của nó. Mù chữ trở thành quy phạm. Ở châu Âu của
năm 800 sau CN, ròng rã năm thế kỉ trước đó không có một người thường nào,
từ vua chúa và hoàng đế trở xuống, lại biết đọc biết viết. Trong các tu viện,
những người nào còn biết đọc biết viết thì bị nhốt riêng ra để phân biệt ra giữa
phàm tục và thần linh. Chỉ sau một số năm tương đối ngắn ngủi, các lời thề giữ
im lặng đã thay thế cho các giọng nói tranh biện.
Trong kỉ nguyên ban đầu của Cơ đốc giáo, thời gian cũng bị mất đi tính
tuyến tính tuần tự và liên tục đã được ghi nhận ở thời cổ điển. Tương tự như
không gian, thời gian bị vỡ ra thành những mảnh nham nhở. Theo Thánh
Augustine, đã không có gì đã xảy ra trước Sáng thế kí. Thời gian bắt đầu với
việc Chúa sáng tạo ra vũ trụ vào năm 5000 trước CN và sẽ kết thúc vào Ngày
Phán xử cuối cùng. Tại thời điểm đó, tương lai sẽ biến mất và sẽ được thay thế
bằng vĩnh cửu, đó là một loại thời gian khác hẳn về chất.
Vĩnh cửu khác với tương lai ở chỗ những quy tắc nhân quả thì chi phối
tương lai, nhưng lại vắng bóng trong vĩnh cửu. Trong vĩnh cửu, không có cái gì