một con tàu vũ trụ rời khỏi trái đất và tránh xa các vật có khối lượng, thì khi
con tàu quay trở về trái đất, đoàn tụ với người anh em ở lại nhà, con người lãng
tử này sẽ nhận thấy có một sự khác lạ đến kì cực. Người anh em sinh đôi ở lại
trên trái đất sẽ già hơn người đã có thời gian ở trên tàu vũ trụ, trong điều kiện
lực hấp dẫn bằng không
.
Chùm sáng là thứ duy nhất ở trong vũ trụ không bị cong đi, chảy ra hay thay
đổi. Sự không đổi cả về phương và tốc độ của nó là một bất biến tuyệt đối, bất
biến như sao Bắc đẩu vậy. Trong thế giới ba chiều của chúng ta, vận tốc của
ánh sáng trong chân không luôn luôn là 300.000 km/s, đường đi của nó luôn
luôn tuyệt đối thẳng như kẻ chì. Tuy nhiên, khi ánh sáng vượt qua một khoảng
không-thời gian bị uốn cong, nó dường như cong đi và ngắn lại. Tôi nói
“dường như” bởi vì không phải đường đi của ánh sáng đã thay đổi, mà là hình
dạng của bản thân không-thời gian. Ánh sáng luôn luôn thẳng và chuyển động
đều. Không-thời gian không ở gần nột khối lượng nào thì có thể được miêu tả
là phẳng và có tất cả những tính chất của không gian Euclid. Tuy nhiên,
không-thời gian nằm gần một vật thể có khối lượng thì sẽ bị biến dạng, bị uốn
cong. Theo các phương trình trường của thuyết tương đối rộng, khối lượng sẽ
“bảo” không-thời gian phải có hình dạng như thế nào. Không-thời gian được
đúc theo sự hiện diện của vật có khối lượng và ngược lại, khối lượng chính là
sự thể hiện của không-thời gian bị uốn cong mạnh. Lực mà chúng ta gọi là hấp
dẫn trong thế giới ba chiều của chúng ta thực tế là do sự tác động qua lại của
không-thời gian ở gần một vật thể trong chiều thứ tư.
Để sử dụng giải thích của Arthur Eddington về việc tại sao các tia Sáng có
vẻ như bị uốn cong ở gần các vật có khối lượng, hãy tưởng tượng chúng ta
đang ở trên một con thuyền có đáy bằng kính đi quan sát hoạt động của lũ cá
thái dương đang bơi lượn tung tăng sát đáy hồ. Chúng ta có thể thấy lũ cá nói
chung bơi gần như theo đường thẳng, nhưng có một điểm mà chúng lúc nào
cũng đổi hướng để tránh. Quan sát thấy như vậy, chúng ta cho rằng phải có
một lực đẩy nào đấy đã làm cho các con cá phải lảng ra xa chỗ đó.
Nhưng nghiên cứu kĩ hơn, ta mới phát hiện thấy hóa ra là chả có “lực” nào
đẩy cá ra cả, mà là có một đụn cát từ đáy hồ nhô lên ở chính chỗ đó. Đàn cá,
luôn luôn bơi sát đáy hồ, chỉ đơn giản là đi theo con đường nào dễ dàng nhất
có sẵn cho chúng, đó là con đường vòng quanh đụn cát, chứ không phải vượt