NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 417

lên trên đụn cát. Sự tưởng nhầm của chúng ta là do vị trí quan sát của chúng ta,
vị trí nhìn chỉ có hai chiều. Cái “lực” vô hình té ra là một vật thể nhìn thấy
được rất rõ trong thế giới ba chiều. Tương tự như vậy, ánh sáng có vẻ như đã
cong đi khi vượt qua một vùng không-thời gian bị uốn cong ở gần một vật có
khối lượng, nhưng thực ra, giống như đàn cá trong ví dụ trên, nó chỉ đơn thuần
đi theo con đường ít cản trở nhất đối với nó mà thôi.

Một hiệu ứng khác thường nữa của thuyết tương đối rộng là khối lượng có

ảnh hưởng tới màu sắc. Ánh sáng khi ở gần một vật thể có khối lượng sẽ dịch
chuyển về phía đầu màu lam của dải quang phổ; khoảng cách càng xa thì ánh
sáng càng dịch chuyển về phía đầu màu đỏ. Nguyên lí này khi được chuyển vị
sang nghệ thuật sẽ ngụ ý rằng các vật thể sẽ ảnh hưởng tới màu sắc của không
gian bao quanh chúng và màu sắc của không gian ở gần kề các vật thể có khối
lượng là một giá trị tương đối.

Trong giai đoạn ở giữa lần công bố thuyết tương đối hẹp của Einstein năm

1905 và những kết nối vĩ đại của ông năm 1915, cộng đồng các nhà vật lí đã
trải qua một nỗi sửng sốt đáng kể. Chất ether dẫn sáng ngập tràn mọi nơi giờ
đây không còn nữa. Cái chất vô hình này, theo các nhà vật lí thế kỉ mười chín,
được coi là choán đầy khoảng không gian giữa các vì sao đồng thời cũng là
chất mang các sóng ánh sáng. Giờ đây, nó đã bay hơi mất tăm cùng với sự
công bố thuyết tương đối hẹp của Einstein. Bởi vì lực hấp dẫn cũng phụ thuộc
vào ether, mà bây giờ ether không còn tồn tại nữa, nên các nhà khoa học hỏi
nhau, vậy thì sự tác-dụng-từ xa, khối-lượng-tác-dụng-lên khối- lượng-ở-xa sẽ
vận hành dựa trên nguyên lí nào? Điều bí hiểm - một cục vật chất này lại có
thể tác dụng lên một cục vật chất khác ở xa nó, mà giữa chúng không có gì hết
- vẫn còn là một điều rắc rối, khó hiểu như xưa. Nếu không có ether, các nhà
vật lí nghĩ đến nát óc, thì làm sao trái đất có thể tác động lên mặt trăng và quả
táo lại có thể rơi từ trên cây xuống.

Câu trả lời cho những câu hỏi này đang đến gần, khi để có được một sự hiểu

biết thấu đáo, Einstein trước hết đã chuẩn bị cho mình bằng việc vượt qua nỗi
sợ bản năng đối với sự rơi. Trong một thí nghiệm tưởng tượng, ông đã thử hình
dung mình sẽ thấy gì nếu bị ngã từ trên đỉnh một tòa nhà cao tầng xuống.
Trong khi rơi vùn vụt mà vẫn ung dung, Einstein có đủ thời gian lấy bút và sổ
tay ghi vài nhận xét. Nhưng ông để ý thấy rằng nếu ông buông bút và sổ ra,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.