khối vật chất của nó đều biến mất, và vết tích của những sự biến mất ấy chỉ
còn lại như đường phấn vẽ viền quanh một xác chết đã được lấy đi khỏi hiện
trường của vụ án. Các nhà vật lí gọi vết tích của cái thực thể như ma ấy là một
“lỗ đen”.
Năm 1967, John Wheeler nghĩ ra cái tên “lỗ đen” và năm 1971, các nhà
thiên văn đã phát hiện ra xác sao chết siêu đặc đầu tiên ấy. Từ đó trở đi, lỗ đen
luôn ám ảnh trí tưởng tượng của công chúng. Nhà sinh học J.B.S. Haldane có
lần đã nhận xét: “Vũ trụ không những chỉ dị thường hơn chúng ta tưởng, mà nó
còn dị thường hơn chúng ta có thể tưởng tượng ra”. Edward Harrison đã miêu
tả đầy chất thơ về các lỗ đen, chúng như “những con quái vật của không gian
sâu thẳm”. Trước đó rất sớm, nhà thơ Jonathan Swift có lẽ đã tả về một lỗ đen
khi ông viết:
“Ta ngốn ngấu hết,
Tàn phá tan hoang
Ăn không biết chán
Đến sạch thế gian”
Mặc dù kì lạ, nhưng một lỗ đen chỉ bao gồm hai thành phần: chân trời sự
kiện và điểm kì dị (Hình 23.11). Chân trời sự kiện là một biên vô hình bao
quanh lỗ đen. Ở bên trong chân trời, lực hấp dẫn lớn đến mức bất kì ánh sáng
nào vượt qua cũng bị nó cầm tù, vĩnh viễn biến mất. Nếu bạn chiếu một chùm
sáng vào trong lỗ đen, bạn sẽ không bao giờ thấy nó phản xạ trở lại từ đó, hay
bất kì ánh sáng nào phát sinh ở bên trong chân trời đều không thể thoát được ra
ngoài. Kết quả là lỗ đen hoàn toàn là vô hình trong con mắt nhìn của chúng
ta
.