đặc trở nên rất rõ ràng. Người xem có thể đi vòng quanh bức tượng và ngắm
nhìn nó từ rất nhiều điểm. Các đường nhìn luôn luôn vượt qua không gian
trống rỗng để đến được khối vật chất đặc, khiến cho nhà điêu khắc vĩ đại thời
Phục hưng là Benvenuto Cellini đã khoa trương: “Nghệ thuật điêu khắc là nghệ
thuật lớn hơn tám lần bất kì nghệ thuật nào khác dựa trên đồ họa, bởi vì một
bức tượng có đến tám kiểu nhìn ngắm, mà không kiểu nào đẹp kém hơn kiểu
nào”. Người xem thường có thể ước đoán được trọng tâm của bức tượng nằm ở
vị trí nào bên trong nó. Những tính chất này của tượng đã trở thành cơ bản đến
mức không có chúng, bất kì ai trước kỉ nguyên hiện đại đều thấy khó khăn khi
hình dung ra hình thức nghệ thuật này.
Nhưng mấy thập kỉ trước khi Einstein công bố thuyết tương đối rộng của
mình, các nhà điêu khắc đã bắt đầu xóa bỏ những câu thúc tiên định, từ trước
đến khi ấy vẫn phân chia ranh giới của tác phẩm điêu khắc. Bằng búa và đục,
Auguste Rodin bất đầu tẩy băng đi những mảnh đá đầu tiên sau này sẽ làm
thay đổi những quan niệm truyền thống về khối lượng, không gian và trọng lực
trong điêu khắc. Năm l886, ông khánh thành nhóm tượng Các thị dân Calais
(Hình 24.1), có trung tâm là không gian, chứ không phải khối vật chất. Các
hình người nhóm lại với nhau quanh một trung tâm trống rỗng, khiến cho tác
phẩm nom như đang nghiêng ra xa nó. Tác phẩm của Rodin gợi ra ý tưởng
rằng lực li tâm, cái lực kéo các nguyên tố ra xa nhau, sẽ làm giảm sự níu giữ từ
điểm trung tâm.