NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 486

cho Các vectơ của không gian, thì trí tuệ ra đời. Cũng như vậy, không có gì
báo trước cho khả năng có một cái gì đó sẽ tồn tại ở một chiều thứ tư cao hơn.

P.D. Cuspensky, nhà toán học và triết học Nga, trong tác phẩm Tertium

Organum (Quy chuẩn tư tưởng thứ ba) (1911) đã miêu tả việc những thực thể
giới hạn theo đường tròn tồn tại trong không gian hai chiều lại có thể là bộ
phận của một thể thống nhất ở chiều thứ ba như thế nào. Từ mặt này của một
tấm kính bị sương giá phủ mờ, hãy quan sát những vết đầu ngón tay của ai đó
đã ấn lên phía bên kia. Một điều tra viên của thế giới hai chiều, đếm được năm
vòng tròn, sẽ đi đến kết luận rằng mỗi một vòng vân tay ấy là một thực thể
riêng biệt. Nhưng chúng ta, những người nhận thức được về chiều thứ ba là
chiều sâu, thì hiểu rằng năm vết vân tay tách biệt ấy lại thuộc về một vật thể
thống nhất trong cả ba chiều là bàn tay. Chúng ta còn biết thêm rằng bàn tay ba
chiều ấy gắn liền với một thân thể đã sinh ra trí tuệ, khi thời gian được thêm
vào với ba vectơ của không gian. Ngoại suy ra, đây chính xác là ví dụ minh
họa làm sao mà những trí tuệ Cá nhân tách biệt của chúng ta, tồn tại trong
những bộ máy nhận thức hạn chế của chúng ta, sử dụng có hai tọa độ là thời
gian và không gian, lại cũng có thể trở thành bộ phận của một trí tuệ vũ trụ,
một thực thể thống nhất trong cái chiều ở bậc cao hơn của continuum không-
thời gian.

Vật lí cổ điển thế kỉ mười chín đã miêu tả một thế giới vật chất được ràng

buộc bởi các tọa độ tách biệt, đối lập nhau của không gian và thời gian, bao
gồm các kết hợp của năng lượng và vật chất. Giờ đây, bốn hòn đá tảng ấy lại
được thuyết tương đối và cơ học lượng tử phát lộ ra rằng chúng thực ra đan
bện với nhau không thể tách rời, tạo thành một thể thống nhất trong ma trận
của continuum không-thời gian.

Cái hiện tượng duy nhất không thể xếp loại vào trong khuôn khổ cổ điển của

Newton là trí tuệ. Ấy vậy mà chúng ta biết rằng nó có tồn tại, bởi mỗi người
chúng ta đều biết rằng ở đâu đó một người nào đó đang đọc trang sách này.
Bằng việc nhấn mạnh vai trò hệ quy chiếu tương đối của người quan sát, thuyết
tương đối đã đưa vào vật lí quan điểm cho rằng trong phép đo, phải tính đến cả
vị trí và vận tốc của trí tuệ đang thực hiện việc quan sát và đo đạc. Lí thuyết cơ
lượng tử còn đi xa hơn, coi trí tuệ là một thành tố thực sự của các quá trình vật
lí trong thế giới khách quan, qua việc công nhận bản chất tác động qua lại giữa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.