NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 484

Tất cả các tổ kiến đều là điều kì diệu, nhưng tổ của loài Atta ở Brazil mới là

cả một thành Knossos

76

thực sự. Cấu trúc này ăn xuống đất sâu đến hơn sáu

mét, có những kho chứa thức ăn, những đường hầm ngầm mang mục đích duy
nhất là điều hòa nhiệt độ bên trong cả tổ kiến, có những lối đi phức tạp để các
con kiến càng có thể nhanh chóng triển khai bảo vệ tổ. Tổ còn có những trang
trại ngầm trồng nấm và cả một phòng hoàng gia trau chuốt kĩ càng dành cho
kiến chúa.

Vào một thời điểm nào đó trong quá trình tổ kiến được miệt mài xây dựng,

bản thân cái phức hợp này bắt đầu mang một cuộc đời riêng, thay thế cho cuộc
đời của mỗi một cá thể kiến. Trong khi vòng đời trung bình của một con kiến
có thể chỉ tính được bằng tháng, thì một số tổ kiến tồn tại tới mười lăm năm.
Nếu có một người nào đó đá sạt một góc cái gò đất này, thì sẽ có thêm nhiều
kiến được sinh ra trong các thế hệ tiếp theo để chuyên sửa chữa hư hại ấy, và
số kiến sinh ra để trồng nấm, bảo vệ tổ hay khám phá xung quanh sẽ giảm đi.

Tuy nhiên dần dần, năng lực tự tái tạo, tự hàn gắn của tổ kiến đã giảm đi và

đến những năm cuối đời, nó bắt đầu mục nát một cách bí hiểm. Những thế hệ
kiến cuối cùng có vẻ chán chường, mệt mỏi, mất phương hướng. Chúng không
còn thể hiện tính cần cù, cùng chung một ý chí - vốn là đặc điểm của những thế
hệ trước ở giai đoạn phát triển của tổ kiến. Các đường hầm lở loác ra trong tình
trạng duy tu bị bê trễ, cả phức hợp mục ruỗng và sụp lở dần trong tình cảnh già
cỗi cuối cùng kết thúc bằng cái chết. Tuy nhiên, sự kiện này diễn ra mà không
hề được từng cá thể kiến để ý thấy, bởi vì nếu để ý thấy được một “sự kiện”
xảy ra theo thời gian, thì sinh vật phải có trí nhớ - tức là phải có một cơ sở để
so sánh. Những con kiến, không hề biết được về sự tồn tại lâu dài của tổ kiến,
chúng là bộ phận của một thực thể lớn hơn mà mục đích của nó dường như
nhằm kết hợp chúng lại trong một tổ chức ở cấp độ cao hơn.

Nhưng cái gì đã là lực hướng dẫn ban đầu để tổ chức những con kiến lại

thành một khối? Tổ kiến, do các cá thể côn trùng sống thành bầy đàn sáng tạo
nên, dường như có một thứ “lực sống” điều phối nào đó đã thấm đẫm đống đất
và là căn cốt thực sự của nó. Ở Chương 17, chúng ta đã thấy các nhà vật lí đã
làm thế nào để đi đến niềm tin rằng trường lực phi vật thể là một thành tố của
hiện thực còn cơ bản hơn cả những vật thể dạng hạt đang lơ lửng trong trường
ấy. Và tương tự như vậy, hình như cũng tồn tại một thứ “tâm hồn” phi vật thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.