liên tục và đồng thời cả hai thứ: tính phức tạp và
ý thức.”
Nếu như Teilhard de Chardin đã hình dung ra một trí tuệ toàn cầu bao trùm
lên hành tinh này, thì về phần mình, tôi sẽ sử dụng thuật ngữ trí tuệ vũ trụ
(universal mind), theo một nghĩa không chặt chẽ lắm về mặt không gian. Nói
đến trí tuệ vũ trụ, tôi muốn ngụ ý về một ý thức phổ quát, không hiện thành
hình hài, bao trùm - cái ý thức đã kết buộc và tổ chức sức mạnh được tạo ra bởi
những suy nghĩ của cá nhân tất cả con người. Tôi sẽ dùng cái mô hình như vậy,
một siêu ý thức con người xuất hiện từ việc gắn kết tất cả các trí tuệ cá nhân,
như một khuôn khổ để giải thích chuyện làm thế nào mà một nghệ sĩ có thể
đưa vào trong tác phẩm của mình những ý niệm còn chưa được các nhà vật lí
khám phá ra và chắc chắn là chưa hề được công chúng rộng rãi biết đến.
Để khám phá điều này, việc quay lại cuốn tiểu thuyết Đất nước phẳng: Câu
chuyện tình của nhiều chiều của E.A. Abbott sẽ là rất có ích. Như đã thấy ở
Chương 14, khi khái niệm về chiều thứ tư bắt đầu lảng vảng đó đây vào cuối
thế kỉ mười chín, Abbott đã làm cho nó có thể hiểu được bằng cách sáng tác
một cuốn tiểu thuyết dựa trên phép loại suy. Đối với cư dân hai chiều của Đất
nước phẳng, chiều thứ ba là một khái niệm lạ lùng và không thể hiểu được,
tương tự như chiều thứ tư đối với độc giả ba chiều của ông. Cuốn tiểu thuyết
của Abbott chỉ quan tâm đến các vectơ không gian của hình học mà không tính
đến tọa độ thời gian. Nhưng phép loại suy của ông đã gợi ra ý trí tuệ vũ trụ có
thể tồn tại như thế nào trong bốn chiều của continuum không-thời gian, và có
thể bị con người ba chiều đã bỏ qua hay nhìn nhận sai đi.
Bằng loại suy và các mô hình là cách tốt nhất để chúng ta có thể quan niệm
được một chiều cao hơn như vậy, trong đó có sự liên kết ý nghĩ giữa các cá
nhân. Vì mục đích phỏng đoán, chúng ta hãy xen mình vào sự tồn tại tưởng
tượng của một hình thái sống đã ra đời trước loài homo sapien chúng ta. Để
loại suy, hình thái sống lí tưởng nhất sẽ là một dạng sống trong không gian chứ
không phải trong thời gian. Một loài côn trùng sống bầy đàn như loài kiến có
thể là một ví dụ như vậy, bởi vì trong khi các cá thể kiến chạy lăng xăng trong
không gian ba chiều, thì rõ ràng là chúng có ít hay không có cảm nhận về thời
gian. Giống như cư dân Đất nước phẳng của Abbott, chúng là một mô hình rất
thuận tiện để chúng ta đi xuống thấp hơn một chiều nhằm hình dung ra được