Lời đồn về tài năng thể hiện kì diệu của Giotto đã nhanh chóng lan đến
Rome. Vasari đã kể một câu chuyện hấp dẫn về lần hội ngộ đầu tiên giữa Giáo
hoàng với Giotto:
Hình 4.2. Theo phối cảnh, mọi đường ngắm đều hội tụ về con mắt người
xem tranh, được đặt ở một vị trí đứng yên, ưu tiên nhất. Điều này tạo nên một
ảo giác như bức tranh thu dần thành một điểm tụ.
“Giotto nổi tiếng ở Pisa và các miền ở trên đó đến mức Giáo hoàng Benedict
IX, người đang định thuê vẽ một số bức tranh cho Nhà thờ Thánh Peter, đã
phái một cận thần đi từ Trevisi đến Tuscany để xem Giotto là người như thế
nào và tác phẩm của ông ra làm sao. Trên đường đến gặp Giotto và để tìm xem
ở Florence còn có bậc thầy nào khác có tài vẽ các bức họa và làm tranh ghép,
viên cận thần đã nói chuyện với nhiều nghệ sĩ ở Siena. Ông ta cầm theo mấy
bức vẽ của những người này và sau đó đi đến Florence, ghé vào xưởng họa của
Giotto thấy ông đang làm việc. Viên cận thần thông báo cho Giotto biết ý định
của Giáo hoàng và cách mà Giáo hoàng muốn thuê Giotto phục vụ. Cuối cùng,
ông ta hỏi xin Giotto một bức vẽ để ông ta có thể trình Đức Giáo hoàng. Nghe
vậy, Giotto, từ đầu đến lúc đó đã tỏ ra rất nhã nhặn, lấy ra một tờ giấy và
nhúng một chiếc bút vẽ vào hộp sơn đỏ. Ông khép chặt cánh tay vào sát người
để tạo thành như một chiếc compa, rồi ngoắt cổ tay vẽ một vòng tròn vành
vạnh, nhìn thật thích mắt. Sau đó ông mỉm cười nói với viên cận thần: “Bức
họa của ngài đây”.