Cảm thấy như bị giễu cợt, viên cận thần hỏi lại:
- Đây là bức họa duy nhất mà tôi có được ư?
- Thế là quá đủ. - Giotto đáp. - Ngài hãy gửi nó đi cùng với các bức họa
khác và ngài sẽ thấy người ta có hiểu nó hay không. Sứ giả của Giáo hoàng
nhận ra rằng đó là tất cả những gì ông ta có thể lấy được, hậm hực bỏ đi, tin
rằng mình đã bị biến thành trò cười. Tuy nhiên khi trình Giáo hoàng các bức vẽ
khác cùng với tên của những người tạo ra chúng, ông ta cũng gửi bức vẽ của
Giotto, giải thích rằng Giotto đã vẽ cái vòng tròn đó mà không cần cử động
cánh tay và không dùng compa trợ giúp. Điều này đã làm Giáo hoàng và nhiều
cận thần có kiến thức biết được rằng Giotto đã vượt lên trên tất cả các họa sĩ
thời ấy đến mức nào. Và khi câu chuyện bắt đầu được lan truyền rộng rãi, nó là
nguồn cho một câu ví đến bây giờ vẫn còn được dùng để mô tả những kẻ ngốc
nghếch: “Mày còn đơn giản hơn cả cái hình O của Giotto”. Lời giễu cợt thật
tuyệt vời, không phải chỉ bởi vì hoàn cảnh làm nó nảy sinh, mà còn là bởi trò
chơi chữ mà nó chứa đựng - trong tiếng Tuscany, tondo vừa có nghĩa là một
vòng tròn hoàn hảo, vừa có nghĩa là một gã đần chậm hiểu”.
Bên cạnh việc đưa không gian Euclid trở lại vào trong nghệ thuật, Giotto
cũng định nghĩa lại khung thời gian của người nghệ sĩ. Ông xử sự với từng
khoảnh khắc của kinh nghiệm thị giác như từng cánh bướm dập dờn mà ông đã
bắt được và ghim lại trên nền vải. Từ Giotto cho đến kỉ nguyên hiện đại, cái
quy ước này đã trở thành chuẩn mực - mỗi bức tranh chỉ thể hiện một khoảnh
khắc ngưng đọng, được nhìn thấy như trên một sân khấu ba chiều sáng đèn. Đã
qua rồi việc thể hiện đồng thời những sự kiện khác nhau về thời gian trong
cùng một tác phẩm nghệ thuật. Cái kĩ thuật này, điển hình là trong Bayeux
Tapestry”
(năm 1073 sau CN), đã biến mất hẳn trong nghệ thuật thời Phục
hưng, Giotto không những một mình tạo nên một phương thức mới để nhìn
nhận và tổ chức không gian, ông còn phân lập ra cho nghệ thuật một cái khung
của thời gian được giữ dừng đứng lại.
Tuy nhiên, ánh sáng vẫn còn đặt ra các vấn đề mà Giotto chưa giải quyết
được, như ta có thể thấy trong bức tranh tường Lễ Hạ trần (1305) (Hình 4.3)
của ông. Bị co kéo giữa việc phải thể hiện hào quang của các vị thánh theo
phối cảnh đúng hay phải theo quan niệm cũ hơn về ánh sáng của thời Trung cổ,
Giotto đã cố dung hòa làm một các đặc trưng của hai hệ thống này. Ông miêu