vàng. Bởi điều đó là không thể chấp nhận được, nên ông đành phải thoả hiệp
và đặt các vầng hào quang theo kiểu chúng đã được vẽ trong các tác phẩm
trước đó ở thời Trung cổ, nằm ở phía khuất của đầu, tức là xa hơn mắt người
xem. Kết quả buồn cười là các vị Thánh ngồi đối diện với Chúa đã bị buộc
phải ăn bữa tiệc Hạ trần qua những vòng sáng màu vàng! Bất chấp điều nực
cười hiển nhiên đến vậy, Giotto, nhà cách tân vĩ đại, cũng không thể giải quyết
được vấn đề vì ông đứng đúng ở giao diện của hai hình mẫu tư duy.
Vài năm sau khi Giotto tổ chức lại không gian trong tranh, một sự tương
đồng kì lạ đã xảy ra giữa nghệ thuật và vật lí. Trong những năm 60 của thế kỉ
mười bốn, Nichole d’Oresme, một học giả thời Trung cổ, đã phát minh ra một
phương pháp đồ họa để thể hiện các phương trình khoa học. Đồ thị, một công
cụ không thể thiếu được của khoa học, đã đem đến cho các nhà tư tưởng
phương tiện thể hiện thị giác những khái niệm về chuyển động, thời gian hoặc
không gian trên một mảnh giấy có trục hoành nằm ngang và trục tung thẳng
đứng vuông góc với nhau. Năng lực biến các khái niệm trừu tượng thành có
thể nhìn thấy được là một điều kiện tiên quyết tuyệt đối đối với mọi phát minh
khoa học diễn ra tiếp sau đó. Thật khó tưởng tượng nổi bất kì một tiến bộ khoa
học nào xảy ra mà lại không có đồ thị. Nguyên lí hình học chủ chốt là nền tảng
cho phép phối cảnh của nghệ thuật hay đồ thị của khoa học về căn bản chỉ là
một.
Năm 1435, một thế kỉ sau khi Giotto qua đời, Leon Battista Alberti đã xuất
bản một chuyên luận chính thức về phối cảnh, trong đó ông tập trung xoáy sâu
vào tầm quan trọng sống còn của “điểm tụ” duy nhất nằm ở các giao điểm của
những đường trực giao nằm ngang và thẳng đứng. Alberti vận dụng rộng rãi
các nguyên lí Euclid để hướng dẫn các nghệ sĩ thế hệ sau áp dụng kĩ thuật mới
này. Các họa sĩ thời Phục hưng, theo kĩ thuật đó ngày càng nhiều, đã có đủ khả
năng thể hiện thế giới với độ chính xác tuyệt đối. Nằm ngầm trong nghệ thuật
của họ là một hình mẫu hoàn toàn mới về không gian, thời gian và ánh sáng,
thay thế cái hệ thống đã ngự trị tối cao trong kỉ nguyên Cơ đốc trước kia.
Phối cảnh được Giotto phát triển đầu tiên và sau đó được Alberti và các
nghệ sĩ khác hoàn thiện là một cột mốc mang tính cách mạng trong lịch sử
nghệ thuật. Bằng việc vẽ quang cảnh từ một điểm nhìn cố định, người họa sĩ
giờ đây đã có thể sắp đặt ba trục hình học của không gian theo mối quan hệ