nghiệm thị giác. Nó đã đem lại trật tự cho sự hỗn
loạn, nó cho phép tham khảo chéo một cách có
hệ thống và kĩ lưỡng. Nó sớm trở thành tiêu chí
cho tính mạch lạc và sự bình tĩnh. Đối với ngày
nay, “mất hoàn toàn cảm giác về phối cảnh” là
một triệu chứng suy sụp thần kinh”.
Đối với một số nhà phê bình, việc chuyển từ chủ nghĩa tượng trưng thần
thánh sang nghệ thuật hiện thực đã phải trả giá. Argüelles xót xa trước việc
chấp nhận phối cảnh:
“Trong hệ thống thị giác phối cảnh cứng nhắc cơ
học của phương Tây thời kì hậu Phục hưng,
trung tâm nằm trong cái cá nhân ở bên ngoài
khung cửa sổ, chứ không phải ở trong bản thân
tác phẩm nghệ thuật nữa. Điều này có thể đưa
đến việc nói rằng đã không còn tồn tại trung tâm
thiêng liêng nào nữa, vì nghệ thuật tạo hình đã
không còn những chức năng là biểu tượng thần
thánh, mà chỉ đơn giản là bức tranh của một thế
giới tưởng tượng”.
Nhưng đối với hầu hết mọi người, phối cảnh là một tiến bộ kĩ thuật đầy ngạc
nhiên và thú vị, nó được tiếp nhận nồng hậu hệt như công nghệ máy tính ngày
nay. Các bậc cha mẹ thời Phục hưng thúc giục con cái trở thành những nhà
phối cảnh chuyên nghiệp, bởi cái kĩ năng này rất được cần đến. Người nào nắm
được các nguyên lí của phối cảnh sẽ có thể dễ dàng kiếm được việc làm trong
quân đội, tính toán đường bay của hỏa tiễn phóng vào quân địch. Những nghề
hòa bình hơn như họa đồ, hàng hải, kiến trúc, vẽ thiết kế, công trình... đã
nhanh chóng yêu cầu thợ học việc phải dùi mài các nguyên lí phối cảnh.
Tình cờ trùng hợp với chuyên luận của Alberti, một họa sĩ Florence cùng
thời với ông là Piero della Francesca đã đưa bóng vào trong nghệ thuật và cùng
với nó là một sự thật vĩ đại về bản chất của ánh sáng. Trước Piero, các họa sĩ
thường vẽ các vật thể theo kiểu hoạt họa, không có bóng. Nếu các bóng được
đưa vào trong tranh, chúng sẽ là cái phần hỗn độn và thiếu nhất quán nhất, bởi