NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 59

vì các họa sĩ đã không nắm được ích lợi về mặt tổ chức của không gian theo
luật phối cảnh. Các bóng của Piero đã nhất nhất đổ về phía đối diện với nguồn
sáng. Ernst Gombrich đã miêu tả sự cách tân của bậc thầy người Italia này như
sau:

“Piero đã làm chủ hoàn toàn nghệ thuật phối
cảnh... Nhưng bên cạnh những công cụ hình học
gợi nên không gian của sân khấu ấy, ông đã đưa
thêm một công cụ mới không kém phần quan
trọng: việc xử lí ánh sáng. Các nghệ sĩ thời
Trung cổ đã hầu như không để ý gì đến ánh sáng.
Các hình người to béo của họ không hề có bóng
đổ xuống. Masaccio cũng là một người tiên
phong về mặt này... những nhân vật tròn trịa và
chắc nịch trong tranh của ông được khắc họa một
cách mạnh mẽ trong ánh sáng và bóng tối.
Nhưng không ai đã nhìn thấy những khả năng
mới vô hạn của phương tiện này rõ ràng như
Piero della Francesca... ánh sáng không những
chỉ giúp khắc họa các hình dạng nhân vật, nó còn
có tầm quan trọng không kém trong phối cảnh để
tạo ra ảo giác về chiều sâu”.

Từ lợi thế của cuối thế kỉ hai mươi, chúng ta đã quá quen thuộc với đặc tính

này của bóng đến mức phải ngỡ ngàng không hiểu tại sao một tính chất hiển
nhiên như thế của thực tiễn lại không được nhận ra ở một thời điểm sớm hơn
nhiều.

Piero chỉ có thể có được khám phá về bóng tối trong tranh sau khi không

gian của nghệ sĩ quay lại với không gian Euclid và thời gian lại trở nên có tính
trình tự. Một khi không gian đã tuân theo các định đề của hình học cổ điển,
Piero có thể cho rằng ánh sáng cũng đi theo một đường thẳng trong cảnh trí ba
chiều được vẽ trong cái khung tĩnh của một bức tranh, các thí nghiệm của ông
liên quan đến bản chất của ánh sáng đã đi trước đến hai trăm năm các nghiên
cứu của những nhà vật lí như Newton và Leibniz về bản chất của ánh sáng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.