họa sĩ Baroque bậc thầy ở thế kỉ mười sáu, đã nổi tiếng vì cách ông dùng
chiaroscuro.
Leonardo da Vinci (1452-1519) lại hoàn thiện một nét khác của bóng -
sfumato, đối lập với chiaroscuro. Sfumato có nghĩa đen là “biến thành hơi”,
Leonardo nhận thấy rằng bóng của các vật ở xa nhìn không sắc nét như những
vật ở gần, các vật ở xa cũng có những đường viền không nét bằng những vật
nhìn cận kề hơn. Ông đề nghị các nghệ sĩ chấp nhận những điều kiện khí
quyển tinh tế ấy để có thể miêu tả chính xác hơn quang cảnh của tự nhiên.
Sáng tạo về phối cảnh của người họa sĩ đã cùng tồn tại với một phối cảnh
mới của khoa học về thế giới. Khoa học hiện đại đã ra đời trong thời Phục
hưng. Lần đầu tiên trong lịch sử, những nhà khoa học mới bắt đầu so sánh
những tư biện triết học Hi Lạp cổ đại với các quan sát thực tế từ tự nhiên. Khi
logic hòa trộn với các số liệu thực nghiệm, thì tức là phương pháp khoa học ra
đời. Việc quan sát bằng các phương tiện đo và con số đã trở thành điểm then
chốt của nền khoa học mới. Phép phối cảnh yêu cầu phải đo đạc cẩn thận và
quan sát trực tiếp đối với tự nhiên, trước cả khi có các khám phá khoa học chủ
yếu của thế kỉ mười sáu.
Khởi đầu từ Kỉ nguyên Tăm tối, trong suốt một ngàn năm con người đã tin
rằng chỉ có Chúa mới thay đổi được thế giới. Nhưng rồi con người ở thế kỉ
mười lăm phát hiện ra rằng họ cũng có thể tạo nên sự thay đổi. Được các tiến
bộ trong nghệ thuật và khoa học làm cho bạo dạn, công dân của thời đại này
bắt đầu cảm thấy rằng quan điểm độc nhất vô nhị của anh ta hay chị ta cũng có
thể có giá trị. Một trong những tác phẩm chủ chốt của thời Phục hưng là bức
tượng David của Michelangelo (1501). Tác phẩm điêu khắc đứng tự do đầy
hoành tráng này đáng chú ý ở chỗ lần đầu tiên trong nhiều thế kỉ, chủ đề chính
của nghệ thuật đã không được dành cho tinh thần của Chúa. Vì David chỉ là
một chàng trai phàm trần, chỉ được vũ trang bằng lòng can đảm và một cái dây
bắn đá, cho nên chiến thắng của chàng trước những chênh lệch bất lợi khổng lồ
đã trở thành ẩn dụ cho cả thời kì sáng tạo này. Thành viên của xã hội Trung Cổ
đã từng sống trong một bức tranh ghép. Ý kiến cá nhân hầu như không có giá
trị gì. Các cộng đồng Trung cổ chỉ coi trọng kiểu nỗ lực đồng đội quên bản
thân, đến mức tên tuổi cá nhân hiếm khi được gắn kèm với các tác phẩm nghệ
thuật Trung cổ. Họa sĩ và nhà điêu khắc chỉ hiến dâng sức lực cho việc miêu tả