thuật và đã tạo nên một đóng góp đầy kinh ngạc cho khoa học về nhận thức thị
giác.
Các nghệ sĩ khác bắt đầu bắt chước phương pháp còn thô sơ của Giotto về
phép chiếu ba chiều, nhưng họ kém thành thục hơn bậc thầy người Italia đó.
Họ cần phải được hướng dẫn để giải quyết những bài toán phối cảnh phức tạp.
Chuyên luận năm 1435 của Alberti về đề tài này có liên quan nhiều đến hình
học không gì kém nghệ thuật. Cuốn sách quan trọng tiếp theo về phối cảnh
được xuất bản sau đó bảy mươi năm, vào năm 1505, là của Pelerin ở thành
Toul, người thường được biết đến hơn dưới cái tên là Viator. Năm 1525,
Albrecht Dúrer đã xuất bản một cuốn sách đầy đủ về vấn đề này. Tất cả các
nghệ sĩ hoặc tác giả này đều đã nhận ra một điều có ảnh hưởng sâu xa mãi về
sau là: mặt phẳng bức tranh trên nền vải của họa sĩ chính là một nhát cắt vuông
góc cái hình nón của sự nhìn, có các cạnh thu vào đỉnh là con ngươi của mắt
người xem.
Hai thế kỉ rưỡi sau ý tưởng thiên tài của Giotto về các tiết diện conic, nhà
thiên văn người Đan Mạch Tycho Brahe đã cẩn thận ghi lại được vị trí chính
xác của các hành tinh trong những hành trình lông bông của chúng trên vòm
trời đêm. Brahe là một nhân vật rất đặc sắc, có một cái mũi bằng vàng. Ông bị
mất chòm mũi trong một trận đọ kiếm thời trẻ, và một người thợ kim hoàn đã
phải tạo cho ông một cái mũi giả bằng thứ vật liệu duy nhất xứng đáng với một
người quyền quý. Bên cạnh cái mũi ngời sáng ấy. Brahe được thiên phú một
cặp mắt rất tinh và một tính tình kiên trì, nhẫn nại. Ông dành hầu hết các đêm
của đời mình trong đài thiên văn. Khi qua đời, ông để lại các số liệu quan sát
của mình cho Johannes Kepler (1571-1630) - nhà thiên văn sống luôn tại đài
quan sát đó. &f
Một cách bản năng, Kepler đã tin vào thuyết mặt trời là trung tâm của
Copernicus, nhưng không thể giải thích nổi tại sao nó lại không phù hợp với
những quan sát tỉ mỉ của Tycho Brahe về vị trí của các hành tinh. Sau nhiều
năm thử nhiều cách giải thích khác nhau, Kepler cuối cùng đã từ bỏ niềm tin
giáo điều cho rằng Chúa Trời đã tạo ra vũ trụ của Người chỉ bằng các đường
tròn và khối cầu. Giống như Copernicus, Kepler đã sử dụng kĩ thuật phối cảnh
của các họa sĩ. Ông hình dung mình đứng ở Hoả tinh và cố tái tạo lại chuyển
động của trái đất từ điểm quan sát đó. Việc này tốn tới chín trăm trang giấy để