“Tôi chả thấy có gì là đáng thèm khát cả trong sự
trọng vọng của Công Chúng, nếu như tôi có thể
đạt được và giữ được nó. Nó có lẽ chỉ tăng thêm
các mối quen biết của tôi, điều mà tôi đang
nghiên cứu chủ yếu để từ chối bớt”.
Trước đó hai trăm năm, đồng vọng một tình cảm tương tự, Leonardo cũng
đã viết:
“Nếu anh có một mình, thì anh hoàn toàn thuộc
về anh... Nếu anh bị người khác đi cùng, chỉ là
một người thôi, thì anh chỉ còn thuộc về bản thân
anh có một nửa, thậm chí còn ít hơn, theo tỉ lệ
phụ thuộc vào mức vô tâm trong hành vi của
người đó; và nếu anh có đến mấy người đồng
hành, thì anh sẽ rơi sâu hơn vào cảnh khốn khổ
ấy”.
Thời trẻ, cả Newton lẫn Leonardo đều mê thích tạo ra những trò đùa khác lạ.
Vào một đêm hè, cậu bé Newton đã khiến dân cả vùng Lincolnshire hoảng sợ
khi thả lên trời một cái đĩa bay bằng khí nóng mà cậu chế ra bằng cách gắn các
cây nến vào một khung gỗ buộc dưới một cái vòm chụp làm bằng giấy sáp.
Leonardo thì có lần đã gắn một cái bễ thổi vào đầu một khúc ruột bò phơi khô
quắt queo rồi đặt đoạn dây ruột bò ấy vào một căn phòng, còn cậu đứng trong
một căn phòng khác với cái bễ. Khi mọi người vào phòng, thoạt đầu họ hầu
như không để ý đến cuộn dây màu nâu sậm ấy, nhưng rồi họ chóng ngỡ ngàng
và sợ đờ người ra khi một khối cầu khổng lồ lù lù lớn dần lên, dồn họ ép vào
bức tường đối diện.
Cả Newton và Leonardo đều có trí tưởng tượng vô cùng phong phú, từ đó đã
tuôn trào các khám phá, các dụng cụ, các cỗ máy cơ khí kì diệu và các thiết bị
vượt trước thời đại. Newton sáng chế ra kính thiên văn phản xạ, Leonardo -
máy bay lên thẳng; Newton - định lí nhị thức, Leonardo - dù, tàu ngầm và xe
tăng. Các khám phá của Newton được diễn tả bằng những phương trình, còn
phát minh của Leonardo thể hiện trong những bản vẽ. Leonardo đã đóng góp
nhiều cho khoa học cả trong lí thuyết lẫn ứng dụng, nhưng ông chủ yếu được