người) của Andreas Vesalius, xuất bản năm 1543, đã mang một món nợ khổng
lồ đối với những bản vẽ nghiên cứu giải phẫu trước đó của Leonardo.
Leonardo cũng đã cố tìm hiểu khái niệm quán tính và đã đến gần sát tới mức
kinh ngạc cái manh mối trung tâm mà hai thế kỉ sau đã làm cho Newton có thể
trình bày cặn kẽ các định luật về chuyển động của ông. Leonardo viết: “Không
có bất kì vật gì có thể tự chuyển động được cả, mà chuyển động của nó là được
tác động thông qua một vật khác. Không có một lực nào khác ngoài điều đó”.
Ông còn viết:
“Tất cả chuyển động đều có xu hướng duy trì
mãi, hay nói đúng hơn, mọi vật thể chuyển động
sẽ tiếp tục chuyển động, chừng nào mà lực tác
động lên chúng của các động cơ (tác động ban
đầu) vẫn còn ở trong chúng”.
Định luật vĩ đại thứ nhất về chuyển động của Newton nêu rõ:
“Mọi vật đều luôn ở trạng thái nghỉ, hoặc chuyển
động thẳng đều, trừ khi nó bị buộc phải thay đổi
trạng thái ấy bởi những lực tác dụng lên nó”.
So sánh các phát ngôn trên, chúng ta có thể hiểu dễ dàng tại sao nguyên lí
quán tính đã từng được gọi là Nguyên lí Leonardo cho đến khi Newton xuất
bản tác phẩm Các nguyên lí của mình. Từ đó trở đi, Newton thường được coi
là có công khám phá ra điều đó - khám phá đã lật nhào toàn bộ hệ thống cơ học
do Aristotle lập nên hai nghìn năm trước đây. (Trong các sách lịch sử khoa
học, tôi đã chỉ tìm thấy rất ít ỏi những dẫn chiếu công nhận nhận xét quan
trọng đó của Leonardo, trước Newton đến hai trăm năm). Theo Leonardo “cơ
học là thiên đường của khoa học toán học bởi vì qua nó, người ta có được các
thành quả của toán học”.
Cả Leonardo và Newton đã xây dựng nên một bộ luật để giải thích vũ trụ vật
lí - Leonardo thì thông qua việc nhìn thế giới, còn Newton thì thông qua suy
nghĩ về nó. Leonardo, người nghệ sĩ, đã phân tích thế giới nhìn thấy được qua
con mắt của một nhà khoa học.
Chọn trong những lời giáo huấn của ông, người ta thấy: