vòng tròn trong không khí. Như vậy, một vật thể đặt trong không khí sáng sẽ
lan toả thành các vòng tròn, lấp đầy không gian bao quanh, tự lặp lại đến vô
hạn; và hiện ra đầy đủ ở tất cả các chỗ cũng như ở mọi bộ phận”.
Leonardo, nhà khoa học có cái nhìn thị giác sắc sảo nhất trong các nhà khoa
học, đã thốt lên đầy chất thi ca khi miêu tả giác quan mà chúng ta dùng để cảm
nhận ánh sáng:
“Con mắt, cửa sổ của tâm hồn, là cơ quan chủ
yếu mà nhờ nó, sự hiểu biết có thể có được cái
nhìn đầy đủ nhất, hoành tráng nhất về những
công trình bất tận của tự nhiên.
Bạn không thấy con mắt đã ôm trọn vẻ đẹp của
cả thế giới này sao?... Nó khuyên dụ và chỉnh
sửa tất cả các nghệ thuật của nhân loại... Nó là
ông hoàng của toán học, và các khoa học hình
thành dựa trên nó là tuyệt đối chắc chắn. Nó đo
các khoảng cách và kích thước các vì sao; nó
phát hiện ra các nguyên tố và vị trí của chúng...
Nó sản sinh ra kiến trúc, phép phối cảnh và nghệ
thuật hội họa thiêng liêng.
Ôi cái điều tuyệt vời, hơn hẳn toàn bộ những gì
khác mà Chúa Trời đã sáng tạo ra! Lời nào đủ để
ngợi ca sự cao quý của mi đây? Người nào, ngôn
ngữ nào sẽ miêu tả đủ những gì mi làm được?
Mắt là cửa sổ của Cơ thể Con người để cơ thể ấy
tìm được đường đi và thưởng thức vẻ đẹp của thế
giới. Nhờ có mắt mà tâm hồn ta chịu ở yên trong
cái nhà tù thân thể, vì không có nó cái nhà tù
thân thể ấy sẽ là một cực hình.
Kì diệu thay, phi thường thay sự cần thiết ấy!
Ngươi, với tri giác cao tột bậc, đã buộc tất cả các
ấn tượng phải trở thành kết quả trực tiếp từ
những nguyên nhân của chúng, và theo một định